Ông Trương Đình Tuyển: CPTPP sẽ tạo sức ép cho cải cách thể chế

An Chi Thứ ba, 24/04/2018 - 08:05

Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển về những tác động của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tác động quan trọng nhất của CPTPP là tạo áp lực thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, cải thiện thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Động lực để cải cách

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ hình thành chuỗi cung ứng mới của khu vực mà Việt Nam là một mắt xích, qua đó Việt Nam sẽ ngày càng mở cửa thị trường nhiều hơn. 

Số liệu của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho thấy, CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32%, xuất khẩu tăng thêm 4% và nhập khẩu tăng 3,8%.

Hiệp định CPTPP vừa ký kết được đánh giá là sẽ tạo thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên. 

CPTPP, với cam kết mở cửa thị trường, là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới cũng như hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho 11 quốc gia. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới.

Cơ hội lớn, song CPTPP cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu không có những cải cách phù hợp để cải thiện môi trường đầu tư trong nước, giúp các doanh nghiệp phát triển, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc đối mặt với những sức ép rất lớn về cạnh tranh cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế khi tham gia vào hiệp định thương mại này.

Tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam 2018: Nhận diện và hành động", chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, CPTPP là cơ hội mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Việt Nam sẽ phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ từ các nước thành viên tại thị trường trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp Việt sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn nữa ngay từ “sân nhà”. 

Trong khi đó, "sức khoẻ" của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, môi trường đầu tư kinh doanh trong nước còn nhiều phức tạp, cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Mặt khác, ông Hiếu cũng cho rằng, tính minh bạch, tuân thủ luật lệ của Việt Nam còn yếu, trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng vượt rào lách luật rất mạo hiểm, điều này sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát riển khi tham gia CPTPP.

Chính vì vậy, ông Hiếu cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa để có thể dung hòa với các hiệp định thương mại tự do khác. Thể chế kinh tế và hệ thống pháp luật không theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cần phải mau chóng sửa đổi và cải thiện để phù hợp với môi trường và điều kiện của CPTPP

Ông Hiếu đề xuất Chính phủ cần nhanh chóng thay đổi các quy định pháp luật cho phù hợp với các quy định của CPTPP, thúc đẩy quá trình cải cách thể chế hơn nữa, đồng thời đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh cắt giảm giấy phép con tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp giữ vững thị trường nội địa và cạnh tranh hiệu quả với nước ngoài.

"Các điều khoản trong CPTPP đòi hỏi thực hiện nhiều cải cách, trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong quan điểm, cũng như vấn đề pháp lý, hành chính. Chính những đòi hỏi này đã tạo thêm động lực phát triển, giúp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, khuôn khổ pháp luật, tính cạnh tranh, môi trường đầu tư, kinh doanh", ông Hiếu cho hay.

Cải cách phải mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển cũng cho rằng, tác động quan trọng nhất của CPTPP là tạo áp lực thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, cải thiện thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm giấy phép con giúp doanh nghiệp phát triển. Qua đó tạo động lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế.

Nếu không tận dụng được CPTPP, Việt Nam không chỉ lãng phí những lợi ích to lớn của nó mang lại mà rất có thể sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, nếu Chính phủ cũng như chính quyền địa phương chậm trễ cải cách thể chế thì sẽ rất khó khăn trong việc đáp ứng được cam kết hội nhập.

Thời gian vừa qua, Chính phủ đã có quyết tâm rất lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, ông Tuyển cho rằng, những việc làm này của Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa. "Trên nóng dưới cũng phải nóng" mới có thể đạt được những hiệu quả thiết thực, thực hiện đúng những cải cách mà doanh nghiệp cần. 

Theo ông Tuyển, cải cách chính là tạo động lực cho doanh nghiệp. Do đó, điều quan trọng nhất là Chính phủ phải hướng về cộng đồng doanh nghiệp, lắng nghe những khó khăn vướng mắc của họ, đặt họ vào vị trí trung tâm của phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù những lợi ích mà CPTPP mang lại cho Việt Nam là rất lớn, song Việt Nam có tận dụng được các cơ hội mà hiệp định này mang lại hay không lại là chuyện khác, phụ thuộc rất lớn vào việc Việt Nam có thể đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới thể chế, mô hình tăng trưởng, ông Tuyển cho hay.

Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Tiêu điểm -  7 năm
Tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch hóa quản lý nhà nước về phát triển thị trường
Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Tiêu điểm -  7 năm
Tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch hóa quản lý nhà nước về phát triển thị trường
World Bank: Gần 1 triệu người Việt Nam sẽ thoát nghèo nhờ CPTPP

World Bank: Gần 1 triệu người Việt Nam sẽ thoát nghèo nhờ CPTPP

Tiêu điểm -  7 năm

Nếu Việt Nam đầu tư vào nguồn vốn con người, gia tăng năng suất lao động thì lợi ích từ CPTPP sẽ cao hơn rất nhiều.

Việt Nam ứng phó thế nào khi tranh chấp thương mại trong CPTPP sẽ gia tăng?

Việt Nam ứng phó thế nào khi tranh chấp thương mại trong CPTPP sẽ gia tăng?

Tiêu điểm -  7 năm

Theo TS. Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới, năng lực xử lý tranh chấp thương mại của một số cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam hiện còn rất hạn chế cần được khắc phục ngay trong quá trình thực thi CPTPP.

Bài toán sở hữu trí tuệ thương hiệu gỗ Việt khi gia nhập CPTPP

Bài toán sở hữu trí tuệ thương hiệu gỗ Việt khi gia nhập CPTPP

Tiêu điểm -  7 năm

Yêu cầu khắt khe về sở hữu trí tuệ thương hiệu là một trong những thách thức lớn đối với ngành gỗ Việt Nam trong việc gia nhập CPTPP.

Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam

Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam

Leader talk -  7 năm

Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 giờ

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  6 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Tiêu điểm -  2 ngày

Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 giờ

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  4 giờ

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  6 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  6 giờ

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  7 giờ

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  9 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Đọc nhiều