Ngăn chặn 5 ‘chiêu trò’ lách luật phổ biến trong đấu thầu

Nhật Hạ Thứ ba, 08/11/2022 - 16:04

Chia nhỏ gói thầu; cài cắm các điều khoản để chèn thầu quen; thiết lập liên minh “quân xanh, quân đỏ” để thông thầu; móc ngoặc với thẩm định giá để nâng khống gói thầu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu là 5 chiêu trò phổ biến được sử dụng để lách luật trong hoạt động đấu thầu, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (tỉnh Bắc Kạn) nêu rõ.

Tại phiên thảo luận tại Quốc hội hôm nay về công tác phòng chống tội phạm, thi hành án, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (tỉnh Bắc Kạn) đã chỉ ra 5 ‘chiêu trò’ phổ biến được sử dụng để lách luật trong hoạt động đấu thầu.

Thứ nhất, chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhất là đối với những trường hợp cấp bách hoặc đối với những khoản chi nhỏ, Luật Đấu thầu đã quy định các trường hợp được chỉ định thầu, quy định các hạn mức để được áp dụng chỉ định thầu, loại dưới 100 triệu, dưới 500 triệu và dưới 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đại biểu Thủy cho rằng tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu diễn ra rất phức tạp trên thực tế và đã được thể hiện trong nhiều kết luận thanh tra, kết luận điều tra các vụ án, vụ việc.

Đơn cử như trường hợp xảy ra tại một bệnh viện đa khoa của tỉnh, tổng giá trị hàng hóa mua sắm hơn 95 tỷ đồng, nhưng giám đốc bệnh viện đã ban hành 1.165 quyết định chỉ định thầu, với giá trị mỗi gói thầu đều dưới 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, lợi dụng các quy định về chia tách hoặc gộp gói thầu, có những trường hợp chia nhỏ các gói thầu theo kiểu chia phần để mỗi nhà thầu thân hữu trúng một phần. Hoặc có trường hợp gom nhiều gói thầu nhỏ khác nhau lại để tạo thành một gói thầu hết sức phức tạp mà chỉ có một doanh nghiệp cụ thể mới có thể đáp ứng được, để từ đó tránh được những thủ tục đấu thầu thực sự cạnh tranh.

Cần chặn 5 ‘chiêu trò’ lách luật phổ biến trong đấu thầu
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: Trang tin Quốc hội

Thứ hai, cài cắm các điều khoản hướng thầu nhằm "cài người quen, chèn người lạ".

Theo đó, đại biểu tỉnh Bắc Kạn cho biết, đã có trường hợp lợi dụng quy định về hồ sơ mời thầu làm ‘chốt chặn’, loại bỏ những nhà thầu không mong muốn. Nhiều chủ đầu tư đã cài cắm các điều khoản để hướng đến những nhà thầu thân hữu và loại bỏ các nhà thầu khác, từ đó biến đấu thầu rộng rãi thành đấu thầu hạn chế.

Trong nhiều vụ án, các đối tượng đã ‘bắt tay, đi đêm’ để chuyển cho nhau thông tin ngay từ đầu; thông đồng về tiêu chí kỹ thuật, thậm chí cùng nhau xây dựng hồ sơ mời thầu. Thậm chí, có những gói thầu còn đưa ra tiêu chí "phải có bằng khen của Bộ Tài chính về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, gần như họ đã chọn sẵn doanh nghiệp trúng thầu, đại biểu Thủy cho biết.

Thứ ba, thiết lập liên minh "quân xanh, quân đỏ" để thông thầu. Có tình trạng một số nhà thầu chuyên dự thầu chỉ để trượt, nhằm lót đường cho nhà thầu đã định sẵn trúng thầu.

Thực tế còn có tình trạng, với sự tiếp tay của bên mời thầu là chủ đầu tư đã tạo ra cuộc đấu thầu thành một vở kịch với sự tham gia của những quân xanh, quân đỏ để rồi sau đó đưa quân đỏ đường đường, chính chính trúng thầu.

Theo bà Thủy, hệ lụy của tình trạng “quân xanh, quân đỏ” này khiến cho dư luận nghi ngại, những doanh nghiệp làm ăn chân chính không được cạnh tranh một cách sòng phẳng và mất đi cơ hội đầu tư, kinh doanh, đặc biệt nghiêm trọng đó là mất đi tiền của của Nhà nước và để lại những công trình, dự án kém chất lượng.

Thứ tư, móc ngoặc với cơ quan thẩm định giá để nâng khống giá trị gói thầu. Từ các vụ án vừa qua cho thấy, nếu chỉ nhìn vào hồ sơ thì tất cả đều đúng quy trình, chỉ khi đi sâu vào phá án mới phát hiện được sự móc ngoặc một cách tinh vi giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thẩm định giá và đơn vị trúng thầu đã thổi giá tăng gấp nhiều lần so với giá trị thực thông qua các chứng thư thẩm định.

Bà Thủy dẫn chứng về vụ án tại Bệnh viện Tim Hà Nội, giá mỗi stent nhập khẩu từ Ấn Độ là 8 đến 11 triệu đồng, trong khi đó giá thẩm định, trúng thầu vọt lên 36 đến 42 triệu đồng, tăng 300 - 400%. Đến nay, cả tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của đơn vị thẩm định giá đã bị khởi tố. Ngoài ra, trong nhiều vụ án khác, các cá nhân liên quan đến quy trình thẩm định giá cũng bị tuyên phạt tù với vai trò đồng phạm.

Thứ năm, hoạt động nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong đấu thầu. Tình trạng vi phạm các quy định pháp luật, tình trạng lách các quy định pháp luật như nêu trên đều có thể tiềm ẩn hoặc hướng tới nguy cơ tham nhũng, trục lợi.

Theo khảo sát của VCCI năm 2021, 25% doanh nghiệp chủ động chi trả chi phí không chính thức để tham gia đấu thầu; 10,3% doanh nghiệp chi trả theo gợi ý của cán bộ phụ trách đấu thầu và 59% doanh nghiệp cho biết việc chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu là luật bất thành văn, mà doanh nghiệp phải tự hiểu khi tham gia.

“Đấu thầu nếu không được quy định và quản lý một cách chặt chẽ sẽ trở thành 'mảnh đất màu mỡ' cho tham nhũng, trục lợi. Liên tiếp các vụ việc sai phạm trong đấu thầu vừa qua bị khởi tố đã phản ánh một phần thực tế này”, đại biểu Thủy nhấn mạnh.

Từ thực tế trên, đại biểu tỉnh Bắc Kạn nêu 2 kiến nghị. Cụ thể, đại biểu kiến nghị các cơ quan thanh tra điều tra, truy tố, xét xử hướng hoạt động vào mảng đấu thầu, nhất là đối với những vụ việc dư luận có nhiều phản ánh để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.

Mặt khác, theo bà Thủy, công khai sẽ được xem là giải pháp của mọi giải pháp, sẽ rất hữu hiệu để khắc phục tình trạng "đi đêm" trong đấu thầu vừa qua. Pháp luật hiện hành trong từng công đoạn đấu thầu đã có một số quy định về công khai nhưng chưa chặt chẽ, thậm chí còn những khoảng trống, kẽ hở dẫn đến việc có thể lách luật như trong thời gian vừa qua.

Do đó, bà kiến nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, đảm bảo thực hiện chặt chẽ 6 công khai trong đấu thầu, bao gồm công khai về điều kiện dự thầu; danh sách, năng lực của nhà thầu; điều kiện trúng thầu; quá trình chấm thầu; kết quả chấm thầu; kết quả giải quyết khiếu nại của nhà thầu.

Cần chặn 5 ‘chiêu trò’ lách luật phổ biến trong đấu thầu 1
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: trang tin Quốc hội

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá, năm 2022, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và có bước tiến mạnh, đột phá với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, có chiều hướng thuyên giảm.

Tuy nhiên, một số quy định trong phòng chống tham nhũng còn sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng tại lĩnh vực như đấu thầu; đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ đánh giá, nhận diện đầy đủ hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống có hiệu quả.

Cùng với đó, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tập trung vào lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, quản lý thuế...; khắc phục triệt để tình trạng cơ quan thanh tra, kiểm toán không phát hiện vi phạm, sau đó, cơ quan có thẩm quyền khác lại phát hiện có vụ việc vi phạm về cùng một nội dung.

‘Vô vàn’ điểm nghẽn trong đấu thầu y tế và kiến nghị tháo gỡ

‘Vô vàn’ điểm nghẽn trong đấu thầu y tế và kiến nghị tháo gỡ

Tiêu điểm -  2 năm
Các bệnh viện hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, dịch vụ sửa chữa, bảo trì các thiết bị y tế…
‘Vô vàn’ điểm nghẽn trong đấu thầu y tế và kiến nghị tháo gỡ

‘Vô vàn’ điểm nghẽn trong đấu thầu y tế và kiến nghị tháo gỡ

Tiêu điểm -  2 năm
Các bệnh viện hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, dịch vụ sửa chữa, bảo trì các thiết bị y tế…
‘Vô vàn’ điểm nghẽn trong đấu thầu y tế và kiến nghị tháo gỡ

‘Vô vàn’ điểm nghẽn trong đấu thầu y tế và kiến nghị tháo gỡ

Tiêu điểm -  2 năm

Các bệnh viện hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, dịch vụ sửa chữa, bảo trì các thiết bị y tế…

Điện gió, điện mặt trời: Chưa đấu thầu và tiếp tục đàm phán giá

Điện gió, điện mặt trời: Chưa đấu thầu và tiếp tục đàm phán giá

Tiêu điểm -  2 năm

Bộ Công thương cho biết, cơ chế đấu thầu mua điện của các dự án (điện gió, điện mặt trời) đã có chủ đầu tư, đã triển khai dở dang chưa được quy định trong các văn bản pháp luật.

Lạng Sơn sẽ đấu thầu 27 dự án điện gió

Lạng Sơn sẽ đấu thầu 27 dự án điện gió

Tiêu điểm -  2 năm

Căn cứ theo điều kiện kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng đất và cơ chế cho phép, tỉnh Lạng Sơn đề xuất 27 dự án điện gió (tổng công suất khoảng 3.600MW) tham gia đấu thầu từ nay tới 2030.

3 nút thắt trong đề xuất đấu thầu giá điện của Bộ Công thương

3 nút thắt trong đề xuất đấu thầu giá điện của Bộ Công thương

Tiêu điểm -  2 năm

Chuyên gia năng lượng Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, còn nhiều vấn đề không phù hợp xung quanh đề xuất của Bộ Công thương về xây dựng cơ chế đấu thầu giá điện cho các dự án điện tái tạo trượt giá FIT.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  22 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  13 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  17 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  22 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  22 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.