Tài chính
Ngân hàng chi trả hơn 1 tỷ USD tiền mặt cho cổ đông
Theo thông tin từ các đại hội cổ đông, có ít nhất 8 ngân hàng có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ từ 3-15% với tổng giá trị lên tới gần 28.000 tỷ đồng cho các cổ đông trong năm 2024.
Ngân hàng SHB vừa có tài liệu xin ý kiến cổ đông đề xuất dùng 1.831 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt (tỷ lệ 5%) và 4.028 tỷ đồng để trả cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 15%).
Nếu được thông qua, đây là lần đầu tiên SHB chia cổ tức tiền mặt kể từ năm 2013. Lần gần nhất SHB thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt là cách đây hơn 10 năm với tỷ lệ 7,5%. Các năm gần đây, SHB thường chia cổ tức bằng cổ phiếu, chẳng hạn như năm 2023 vừa qua ngân hàng chia với tỷ lệ 18%.
Ngoài SHB, một loạt các ngân hàng như VIB, VPBank, Techcombank, ACB… cũng dự định chi cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2024 với mức chia từ 3 – 15%. Ước tính, tổng giá trị chi trả cổ tức tiền mặt của 8 ngân hàng công bố gần đây lên tới gần 28.000 tỷ đồng.
Techcombank là ngân hàng có sự thay đổi lớn trong chính sách cổ tức năm nay. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm giữ lại toàn bộ lợi nhuận, Techcombank lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt và cả cổ phiếu.
Theo lãnh đạo nhà băng, điều này sẽ đảm bảo dòng tiền thường xuyên cho cổ đông, khi vừa có thu nhập trực tiếp đến từ kết quả kinh doanh hàng năm, trong khi vẫn tối ưu hóa lợi ích từ tiềm năng tăng giá.
Nhà băng này hiện trình cổ đông phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% (tính theo mệnh giá) và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 100%. Có nghĩa là cổ đông sở hữu một cổ phiếu Techcombank tại ngày chốt danh sách, dự kiến được nhận tiền mặt 1.500 đồng và thêm một cổ phiếu mới.
Việc chia cổ tức, bằng cả hai hình thức tiền mặt và cổ phiếu, cũng được nhiều nhà băng khác áp dụng trong năm nay, như tại VIB, ACB, HDBank, MB, Eximbank.
Trong đó, VIB là nhà băng có truyền thống chia cổ tức bằng cả hai hình thức này, ngoại trừ giai đoạn 3 năm Covid-19 không chia tiền mặt.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tổ chức ngày 2/4, VIB đã thông qua kế hoạch chia cổ tức cả tiền mặt và cổ phiếu với tổng tỷ lệ là 29,5% vốn điều lệ; gồm 12,5% cổ tức tiền mặt và 17% cổ phiếu thưởng.
Riêng về cổ tức tiền mặt, trong tháng 2/2024, VIB đã tạm ứng cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 6% và sẽ trả tiếp tỷ lệ 6,5% vào ngày 17/5 tới. Tổng cộng số tiền sử dụng để chi trả cổ tức tiền mặt là 3.171 tỷ đồng.
Trong khi đó, VPBank dự kiến sẽ trả toàn bộ cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt. Ban lãnh đạo ngân hàng này đệ trình kế hoạch sử dụng 7.934 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức bằng tiền mặt, tương ứng tỷ lệ 10%.
Thời gian thực hiện trả cổ tức là quý II và quý III năm 2024. Thời gian cụ thể sẽ do Hội đồng quản trị quyết định, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và các điều kiện thực tế của ngân hàng.
Các ngân hàng bắt đầu chia cổ tức tiền mặt trở lại trong 2 năm gần đây sau khi Ngân hàng nhà nước gỡ bỏ hạn chế. Từ đầu năm 2023, Chỉ thị số 01 của Ngân hàng nhà nước đã không còn yêu cầu các nhà băng không chia cổ tức bằng tiền mặt.
Một số nhà băng khác như MSB, NamABank, OCB, SeABank tuy không chia bằng tiền mặt, song dự kiến chia cổ tức bằng hình thức phát hành cổ phiếu, với tỷ lệ từ 13% đến 30%.
Trái ngược với các ngân hàng trên, tại đại hội cổ đông mới đây, lãnh đạo LPBank cho biết, ngân hàng dự kiến không chia cổ tức tiền mặt trong ba năm tới để nâng cao năng lực tài chính.
Ngân hàng này vừa đổi tên từ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, tên viết tắt giữ nguyên là LPBank. Theo đại diện ngân hàng, việc đổi tên đánh dấu bước ngoặt trong giai đoạn hiện nay nhằm hiện thực hóa chiến lược thay đổi, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và mang lại thịnh vượng cho cộng đồng.
Cổ đông Techcombank nức lòng với ‘mưa cổ tức’
VietABank hoàn thành vừa vặn kế hoạch lợi nhuận năm 2024
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 với kết quả hoàn thành kế hoạch lợi nhuận và chất lượng nợ vay được cải thiện.
'Số hoá' thành công, VietCredit đạt lợi nhuận 69,6 tỷ đồng
Báo cáo tài chính quý IV/2024 của Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit – mã CK: TIN) ghi nhận kết quả tích cực khi lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 69,6 tỷ đồng.
Thủ tướng định hướng tín dụng vào nhà ở xã hội
Thủ tướng yêu cầu hướng tín dụng vào đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng. Đặc biệt, các ngân hàng cần nghiên cứu chính sách ưu đãi cho cả người phát triển và người mua nhà ở xã hội.
Lãnh đạo VPBank muốn chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB
Bà Phạm Thị Nhung, thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc VPBank vừa công bố thông tin muốn mua vào hơn 30 triệu cổ phiếu VPB của ngân hàng.
Số hóa ‘huyết mạch’ nền kinh tế
Đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng là khu vực có những hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất, có tác động lan tỏa, thúc đẩy các lĩnh vực khác chuyển đổi theo.
Định hướng của Chính phủ nhằm tăng GDP từ 8% trong năm 2025
Nhằm hướng tới GDP tăng 8% trở lên trong năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thiện thể chế, tăng tín dụng 16%, điện năng 13%, đẩy mạnh đầu tư công từ đầu năm.
Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới
Ngành tái chế, từ một ngành công nghiệp manh mún, tự phát và lạc hậu, đang dần tái định hình, khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.
Thaco Auto ra mắt dòng sản phẩm mới Thaco bus và Thaco tải
Việc ra mắt Thaco bus thế hệ mới và Thaco tải, khẳng định năng lực làm chủ thiết kế, công nghệ từ nghiên cứu thị trường, đến sản xuất mẫu của Thaco Auto.
Doanh nghiệp xây dựng khởi sắc
Sau hai năm khó khăn, các doanh nghiệp xây dựng đang cho tín hiệu trở lại mạnh mẽ, với kết quả kinh doanh tiệm cận giai đoạn trước khủng hoảng.
Đào tạo nhân tài cho kỷ nguyên số
Lãnh đạo trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tin rằng giáo dục là chìa khóa để mở ra tương lai cho kỷ nguyên số bền vững, thịnh vượng.
Cách gen Z chọn việc làm và những sai lầm khi tuyển dụng
Không chỉ thay đổi cách thức tìm kiếm việc làm, gen Z còn định hình lại những tiêu chí mà họ đặt ra đối với công ty và công việc.
Ngành sản xuất khởi đầu năm mới chậm chạp
Nhu cầu yếu đã dẫn đến lượng đơn hàng mới và sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục giảm, kéo theo cắt giảm việc làm nhiều hơn.