Tài chính
Ngân hàng Hàn Quốc sắp trở thành cổ đông chiến lược của BIDV
BIDV và ngân hàng KEB Hana của Hàn Quốc ký thỏa thuận sơ bộ từ tháng 8/2017 để thực hiện giao dịch.
Truyền thông Hàn Quốc hôm nay đưa tin, ngân hàng KEB Hana, thành viên của tập đoàn tài chính Hana Hàn Quốc sắp trở thành cổ đông của BIDV, một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Theo đó, BIDV sẽ phát hành cổ phần cho đối tác Hàn Quốc để tăng vốn. Giao dịch đang chờ các cơ quan chức năng của Việt Nam phê duyệt.
Trước đó, vào tháng 8/2017, BIDV đã ký một thỏa thuận sơ bộ với KEB Hana Bank. Nội dung của thỏa thuận này không được công bố và BIDV không cung cấp thông tin về thỏa thuận này.

Hana Financial, tập đoàn mẹ của KEB Hana là tập đoàn lớn thứ 4 về tổng tài sản tại đây, theo số liệu đến giữa năm 2016. Tại Việt Nam, KEB Hana Bank có 2 chi nhánh hoạt động ở TP.HCM và Hà Nội với tổng số vốn được cấp hơn 2.000 tỷ đồng.
BIDV là ngân hàng được cổ phần hóa từ năm 2011 nhưng đến nay chưa tìm được cổ đông chiến lược. Năm 2014, Đại hội cổ đông ngân hàng đã thông qua nội dung về bán cổ phần, tối đa 30% cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước vẫn là cổ đông nắm giữ hơn 95% cổ phần của BIDV.
Tổng tài sản của ngân hàng đạt 1,176 triệu tỷ vào cuối năm ngoái, tăng trưởng 16,7% so với 2016. Dù vượt qua Vietinbank và Vietcombank về tổng tài sản nhưng lợi nhuận của BIDV thấp hơn đáng kể so với hai ngân hàng này.
Năm ngoái BIDV đạt 8.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trong khi lợi nhuận của Vietcombank là 11.018 tỷ đồng và Vietinbank là 9.206 tỷ đồng.
Vietcombank cũng đang thực hiện thương vụ phát hành thêm 10% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Nikkei Asia, quỹ đầu tư quốc gia của Singapore GIC là nhà đầu tư tiềm năng và ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, cổ đông nắm giữ 15% Vietcombank, sẽ được mua thêm cổ phần để duy trì sở hữu.
Năm 2016, Vietcombank đã có kế hoạch phát hành cổ phiếu cho GIC nhưng giao dịch không diễn ra do không đạt thỏa thuận về mức giá. Giao dịch lần này của Vietcombank với các nhà đầu tư được kỳ vọng hoàn thành trong nửa đầu năm 2018.
Ngân hàng Việt cải thiện chất lượng tài sản và khả năng sinh lời
Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?
Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng
Lần tăng vốn mới này giúp vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2021.
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số
Ngành ngân hàng thống nhất triển khai chương trình này theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG
Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.
ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan
Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?
Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính
VNG đang đầu tư toàn diện vào AI, từ việc xây dựng hạ tầng, phát triển nền tảng và ứng dụng thực tế, với sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Ý kiến trái chiều về Trung tâm tài chính quốc tế
Phía cơ quan trung ương theo hướng thận trọng, trong khi doanh nghiệp và địa phương muốn cơ chế nới lỏng, ưu đãi.
Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản
Bên cạnh mảng bất động sản truyền thống, Sunshine Group đang từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu.
Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM
Ngày 12/4, Samsung Việt Nam chính thức tổ chức sự kiện công nghệ SIC Tech Day 2025 lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?
Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?
Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.
Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.