Ngân hàng thời chuyển đổi

Trần Anh Thứ năm, 17/10/2024 - 14:41

Chuyển đổi số và phát triển bền vững không chỉ là xu hướng tạm thời trong ngành tài chính toàn cầu mà còn là nhiệm vụ sống còn đối với các ngân hàng Việt Nam.

Trong một thế giới ngày càng kết nối, các ngân hàng đang đối diện với những áp lực phải cải tiến không ngừng, để không chỉ phục vụ khách hàng tốt hơn mà còn duy trì năng lực cạnh tranh.

Câu chuyện của các ngân hàng thương mại, từ OCB đến ACB, từ MB đến HDBank, là những minh chứng rõ rệt cho thấy ngành tài chính đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng số toàn diện.

Nhưng bên cạnh đó, họ cũng không quên nhiệm vụ đưa ngân hàng trở thành động lực phát triển bền vững, gắn kết công nghệ với sự phát triển xã hội và môi trường.

Từ thách thức “mọi lúc, mọi nơi”

Tháng 5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã ra mắt phiên bản mới của ngân hàng số OCB OMNI, hợp tác cùng Backbase - một trong những công ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới.

Đây không chỉ là một bước tiến về công nghệ thanh toán mà còn là động thái mạnh mẽ của OCB trong việc khẳng định vị thế tiên phong trong cuộc đua chuyển đổi số. Với khả năng xử lý giao dịch mạnh mẽ, tự động hóa và cá nhân hóa dịch vụ tài chính, OCB OMNI tạo nên bước ngoặt trong cách ngân hàng tương tác với khách hàng.

Ông Lương Tuấn Thành, Giám đốc Khối công nghệ và chuyển đổi số OCB cho biết, hiện nay, dịch vụ tài chính ngân hàng đã có mặt ở mọi nơi: Đi chợ, vào quán cà phê đều có thể quét mã QR thanh toán. “Điều đó trở thành thách thức với các ngân hàng, đó là phải làm sao để cung cấp dịch vụ cho khách hàng mọi nơi, mọi lúc”, ông Thành chia sẻ.

Nhưng để đáp ứng nhu cầu "mọi nơi, mọi lúc" của khách hàng, việc cung cấp dịch vụ 24/7 không chỉ là đích đến của OCB mà còn là bài toán chung của cả ngành. Ngân hàng ACB, chẳng hạn, đã đưa ra chuỗi sản phẩm ACB Lite, từ những điểm giao dịch tự động đến việc cá nhân hóa trải nghiệm.

Ngân hàng không chỉ còn là nơi gửi tiền, rút tiền hay vay vốn, mà còn là nơi để khách hàng tự thao tác để mở tài khoản thanh toán, in thẻ ghi nợ nhanh và nhiều dịch vụ khác.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, Vietcombank, BIDV, và VietinBank - những ông lớn trong ngành - cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Họ đã mạnh tay đầu tư vào công nghệ với những nền tảng giao dịch di động, đảm bảo khách hàng có thể thực hiện giao dịch từ xa mọi lúc, mọi nơi.

Phòng giao dịch hiện đại của OCB. Ảnh: OCB

Số hóa hệ sinh thái

Việt Nam, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đã nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia có tốc độ ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất khu vực.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2022, ngành ngân hàng Việt Nam đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng vào chuyển đổi số, một con số đủ để chứng minh rằng, không một tổ chức tài chính nào có thể đứng yên trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

Với các ngân hàng lớn như Techcombank, con số đầu tư còn cao hơn nhiều, ước tính hơn 500 triệu USD cho giai đoạn 2021-2025 nhằm xây dựng một hệ sinh thái tài chính số toàn diện.

Lãnh đạo ACB tiết lộ, thời gian qua, ngân hàng này đã đầu tư rất nhiều trong cuộc cuộc chuyển đổi số với khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Các ngân hàng khác như VPBank cũng đã chi hàng nghìn tỷ đồng vào việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi, nâng cấp nền tảng kỹ thuật số và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trực tuyến.

Nhưng tại sao chuyển đổi số lại trở thành mục tiêu quan trọng đến vậy? Câu trả lời không chỉ nằm ở nhu cầu của khách hàng mà còn ở khả năng tối ưu hóa quy trình vận hành, từ phân tích dữ liệu lớn (Big Data) đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để ra quyết định tín dụng, giúp tối ưu hóa quy trình xét duyệt khoản vay và giảm thiểu rủi ro.

Tại MB, tận dụng các công nghệ như Big Data, AI, và Deep Learning đã giúp ngân hàng đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân từ 18-20% mỗi năm trong 5 năm qua. Ngân hàng này đã thu hút được hơn 6,3 triệu khách hàng mới chỉ trong năm 2023, với tỷ lệ giao dịch trên kênh số đạt tới 97%.

“Chuyển đổi số là cơ hội lớn đối với ngân hàng, là câu chuyện sống còn của mỗi tổ chức”, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch MB chia sẻ.

Chuyển đổi số còn mang lại một hệ sinh thái tài chính kết nối giữa các ngân hàng với doanh nghiệp. MB, chẳng hạn, đã kết nối với hơn 500 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, từ WinCommerce đến Thegioididong, tạo nên một hệ sinh thái tài chính - tiêu dùng toàn diện. Điều này không chỉ giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động mà còn đưa các sản phẩm tài chính đến gần hơn với khách hàng, ngay cả khi họ đang mua sắm hay dùng bữa tại quán cà phê.

Tổng giám đốc MB Phạm Như Ánh cho biết, mục tiêu của ngân hàng từ nay đến 2026 là tăng tốc chuyển đổi số, không chỉ trở thành một ngân hàng số mà còn hướng tới trở thành một doanh nghiệp số; hướng tới đạt được 50 - 70% doanh thu từ kênh số trong tương lai.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán hiện đã đạt 87%, vượt mục tiêu 80% vào năm 2025. Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt bình quân hàng năm đạt hơn 50%. Tỉ lệ khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 49%. Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP.

Một số ngân hàng hiện có tỷ lệ số hóa dịch vụ lên tới hơn 90%, các công nghệ mới như AI, blockchain và Big Data đã trở thành tiêu chuẩn.

PVCombank là ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất năm thứ 3 liên tiếp. Ảnh: Hoàng Anh

Làn sóng tiếp theo

Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì đà phát triển này, các ngân hàng cần không ngừng đổi mới và tìm kiếm những động lực mới. Khi chuyển đổi số đã gần "đạt ngưỡng", câu hỏi đặt ra là: Bước tiếp theo sẽ là gì? Liệu các ngân hàng có đủ khả năng để không chỉ tiếp tục đẩy mạnh số hóa mà còn góp phần vào phát triển bền vững của cả nền kinh tế?

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chuyển đổi số trong ngành ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ, mà cần phải gắn chặt với phát triển bền vững, với những nhiệm vụ trọng tâm hướng đến môi trường và cộng đồng. Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu tham vọng, từ việc nâng cao hạ tầng số đến việc xây dựng một hệ thống tài chính công bằng và minh bạch hơn.

Chuyển đổi số và phát triển bền vững không còn là những khái niệm độc lập, mà đã trở thành hai mặt của một xu hướng phát triển mới trong ngành tài chính Việt Nam.

Với sự hỗ trợ từ các chính sách của Ngân hàng Nhà nước, cùng những khoản đầu tư khổng lồ từ các tổ chức tài chính, Việt Nam đang dần bước vào một kỷ nguyên mới của tài chính số bền vững. Một báo cáo gần đây của ngân hàng MB đề cập tới sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng tại Việt Nam như một hướng đi chính tiếp theo trong thời kỳ số hóa.

Tài chính số bền vững đang nổi lên như một xu hướng toàn cầu, với mục tiêu không chỉ tối ưu hóa tài chính mà còn thúc đẩy các giá trị bền vững về mặt môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Nói một cách đơn giản, tài chính số bền vững ứng dụng những lợi thế số hóa vào thực hành ESG.

Lợi thế của tài chính số bền vững bao gồm khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng và toàn diện hơn cho mọi tầng lớp dân cư, tăng cường tính minh bạch và bảo mật trong các giao dịch, cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc áp dụng các công nghệ xanh.

Hơn nữa, việc áp dụng tài chính số bền vững còn giúp các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường và phát triển bền vững trong dài hạn.

Theo các chuyên gia, sự phát triển của tài chính số bền vững cũng yêu cầu sự đổi mới sáng tạo không ngừng. Các ngân hàng cần phải tìm kiếm những cách tiếp cận mới, từ việc phát triển sản phẩm mới đến việc tối ưu hóa quy trình hoạt động và hiểu hơn về tâm lý hành vi khách hàng.

Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của ngành ngân hàng khi sau nhiều năm tăng tốc, phát triển theo chiều rộng, hoạt động số hóa cần tìm động lực phát triển mới theo chiều sâu.

Một vài ngân hàng đã tiên phong cho xu hướng này. MB đã phát triển các sản phẩm tài chính thân thiện với môi trường và các dịch vụ tiện ích giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận.

Các sáng kiến như trái phiếu xanh và các khoản vay xanh không chỉ tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Từ năm 2020 đến nay, MB đã tăng 2,5 lần tỷ trọng dư nợ cho vay các dự án xanh. Nhà băng đã tài trợ cho hơn 30 dự án năng lượng tái tạo với tổng mức tài trợ 70.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, MB cũng chú trọng đến các chiến dịch vì cộng đồng với các chương trình hỗ trợ tài chính vi mô và giáo dục tài chính. Những chương trình này không chỉ giúp giảm bớt khó khăn tài chính cho cá nhân và gia đình mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Với ACB, chuyển đổi số áp dụng mô hình Agile giúp ngân hàng không chỉ thực thi ESG mà còn hướng tới chuẩn hóa, xây dựng một khung tài trợ xanh. Khi triển khai các sản phẩm hoặc chương trình tín dụng xanh sẽ có một “tấm lưới xanh” để sàng lọc. Qua đó, ngân hàng có thể đẩy mạnh tín dụng xanh để gia tăng tỷ trọng giải ngân cấp vốn cho các doanh nghiệp có tác động tốt với môi trường.

Công nghệ cũng giúp HDBank hướng dòng tiền ng tới các nghiệp có hoạt động kinh doanh thân thiện, đóng góp cho môi trường và xã hội. Tính đến cuối năm 2023, danh mục tài chính xanh của HDBank đã vượt 12 nghìn tỷ đồng, tập trung vào hỗ trợ những ngành có tác động tích cực đến môi trường như năng lượng tái tạo, sản xuất kinh doanh xe điện, nông nghiệp công nghệ xanh, tòa nhà xanh, cải thiện chất lượng nguồn nước...

Đối với hoạt động tài trợ tài chính bền vững, HDBank mạnh mẽ triển khai tài trợ vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chuỗi giá trị nông nghiệp, y tế sức khỏe cộng đồng, giáo dục; các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ.

“Sự ưu tiên nguồn vốn thể hiện nỗ lực của nhà băng trong việc định hình một tương lai bền vững cho nền kinh tế và trách nhiệm đối với cộng đồng”, ban lãnh đạo HDBank chia sẻ.

Hành trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh của ngành ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều thách thức.

Nhưng với những bước đi tiên phong, từ OCB đến MB, từ ACB đến HDBank, các ngân hàng đã và đang tạo nên những thay đổi sâu sắc, không chỉ trong cách họ vận hành mà còn trong cách họ góp phần xây dựng một tương lai bền vững cho nền kinh tế và xã hội.

Chuyển đổi số, kết hợp với phát triển bền vững, không chỉ là nhiệm vụ trước mắt, mà còn là chìa khóa để các ngân hàng duy trì vị thế của mình trong tương lai đầy biến động.

Bài viết nằm trong Đặc san Nhà Quản Trị xuất bản tháng 10/2024 nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Đặc san dày 160 trang, khổ 23x29cm, giá bán 150.000 đồng. Để đặt mua Đặc san, xin liên hệ Tạp chí điện tử Nhà Quản Trị - TheLEADER.
Tòa soạn
Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại: (024) 3244 4359
Văn phòng đại diện TP.HCM
Lầu 2, tòa nhà VNO, số 29 Huỳnh Văn Bánh, phường 17, quận Phú Nhuận, TP.HCM Điện thoại: (08) 8670 8817

Sẵn sàng chuyển giao 2 ngân hàng '0 đồng'

Sẵn sàng chuyển giao 2 ngân hàng '0 đồng'

Tài chính -  1 tuần
Ban lãnh đạo các ngân hàng trên đều tin tưởng việc nhận chuyển giao sẽ mang lại lợi ích, song mỗi bên lại tìm kiếm những cơ hội khác nhau.
Sẵn sàng chuyển giao 2 ngân hàng '0 đồng'

Sẵn sàng chuyển giao 2 ngân hàng '0 đồng'

Tài chính -  1 tuần
Ban lãnh đạo các ngân hàng trên đều tin tưởng việc nhận chuyển giao sẽ mang lại lợi ích, song mỗi bên lại tìm kiếm những cơ hội khác nhau.
Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024

Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024

Leader talk -  1 tuần

Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.

Trí tuệ nhân tạo là trọng tâm của ngân hàng số

Trí tuệ nhân tạo là trọng tâm của ngân hàng số

Tài chính -  2 tuần

Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Cake by VPBank đang trở thành hình mẫu một ngân hàng số toàn diện thu hút hơn 4,6 triệu khách hàng cá nhân tin dùng.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tín dụng

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tín dụng

Tài chính -  2 tuần

Chính phủ yêu cầu NHNN đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024 đã đề ra .

Ngân hàng thời chuyển đổi

Ngân hàng thời chuyển đổi

Tài chính -  13 giây

Chuyển đổi số và phát triển bền vững không chỉ là xu hướng tạm thời trong ngành tài chính toàn cầu mà còn là nhiệm vụ sống còn đối với các ngân hàng Việt Nam.

Người tiên phong gieo mầm xanh hy vọng từ tái chế

Người tiên phong gieo mầm xanh hy vọng từ tái chế

Phát triển bền vững -  29 phút

Câu chuyện của nhà tái chế công nghệ cao duy nhất tại Việt Nam

Tổng giám đốc NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp

Tổng giám đốc NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp

Tài chính -  48 phút

Lựa chọn chuyển đổi toàn diện theo chiến lược mới trong bối cảnh hậu khủng hoảng kép, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã ghi những dấu mốc tích cực và ấn tượng trong thời gian qua.

21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo

21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Cuốn "21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo" của John C. Maxwell là cẩm nang thiết yếu, giúp nhà quản trị nâng cao khả năng lãnh đạo và đạt được thành công bền vững.

Lộc Trời có tân tổng giám đốc

Lộc Trời có tân tổng giám đốc

Doanh nghiệp -  2 giờ

Lộc Trời có tân tổng giám đốc tập đoàn sau ba tháng vị trí này bị khuyết. Đồng thời, Lộc Trời khẳng định sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới của tập đoàn.

Phụng sự để dẫn đầu

Phụng sự để dẫn đầu

Phát triển bền vững -  3 giờ

Tổng giám đốc Nguyễn Đức Quỳnh lý giải vì sao suốt 27 năm qua Furama Resort Danang luôn giữ vị thế dẫn đầu ngành khách sạn.

Rạng Đông chuyển mình

Rạng Đông chuyển mình

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Bản sắc văn hóa “Anh hùng và có Bác Hồ” chính là nền tảng vững chắc giúp Rạng Đông thành công trong hành trình chuyển đổi kép, đưa doanh nghiệp từ sản xuất truyền thống trở thành một điển hình về doanh nghiệp sản xuất với công nghệ hiện đại.