Tài chính xanh là bản lề cho mục tiêu ‘net zero’
Cần cơ chế hiệu quả để huy động nguồn lực khổng lồ đáp ứng mục tiêu khí hậu của Việt Nam.
Trong thời gian tới, xu hướng đầu tư vào các ngành chưa xanh – tài chính chuyển đổi sẽ nổi lên mạnh mẽ, theo chuyên gia của Singapore.
Để đạt mục tiêu cân bằng phát thải vào giữa thế kỷ này, thế giới đang cần nhiều khoản đầu tư hơn bao giờ hết. Nguồn vốn này, từ cả khu vực công lẫn khu vực tư, được sử dụng cho nhiều mục đích như đổi mới về công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất theo hướng hiện đại hơn, đào tạo nhân sự để đáp ứng những yêu cầu mới…
Đó là lý do dẫn tới sự xuất hiện của tài chính xanh – dòng vốn hướng vào các công ty/dự án xanh và tránh xa các công ty/dự án “nâu” – phụ thuộc chủ yếu vào các loại nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường cao.
Điều này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hoạt động xanh/bền vững, ngăn chặn vốn vào các ngành nâu để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Tuy vậy, trong thời gian tới, xu hướng đầu tư vào các ngành chưa xanh sẽ nổi lên thông qua công cụ được gọi là tài chính chuyển đổi.
Thông tin này được GS. Hao Liang, thành viên Ban Chỉ đạo tài chính bền vững thuộc Ủy ban kỹ thuật về tài chính bền vững doanh nghiệp Singapore, đưa ra tại hội thảo “Đầu tư ESG đang định hình quá trình chuyển dịch năng lượng như thế nào?” do Đại học Quản lý Singapore và Công ty Đào tạo VIETSTAR cùng tổ chức.
Tài chính chuyển đổi là các khoản đầu tư tài chính nhằm giúp các ngành phát thải cao giảm lượng khí thải carbon và dần chuyển sang các hoạt động bền vững hơn, ít carbon hơn.
Nguồn vốn này tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp điều chỉnh phù hợp với các mục tiêu khí hậu toàn cầu thông qua các cải thiện bền vững dần dần, có thể đo lường được ngay cả khi các dự án không ngay lập tức trở nên xanh, đồng thời, vẫn duy trì sự ổn định kinh tế và xã hội.
Tài chính chuyển đổi sử dụng các công cụ tài chính như trái phiếu/khoản vay liên kết bền vững hay trái phiếu/khoản vay chuyển đổi.
“Thay vì tài trợ cho các doanh nghiệp xanh, chúng ta thực sự nên tài trợ cho các doanh nghiệp nâu, nhưng giúp họ sử dụng hiệu quả năng lượng hơn và khử carbon bằng cách đặt ra các mục tiêu chuyển đổi, đường hướng và lộ trình công nghệ”, ông Hao phân tích.
Nguyên nhân xu hướng tài chính chuyển đổi sẽ nổi lên trong thời gian tới, theo vị này, là bởi các ngành nâu – khó giảm phát thải khí nhà kính như công nghiệp nặng, vận tải, nông nghiệp, năng lượng – sẽ còn tồn tại rất lâu nữa.
Trong khi việc tăng vốn cho các công ty xanh thường sẽ mang lại thay đổi nhỏ và chậm trong mức độ phủ xanh thì tài chính chuyển đổi liên quan đến những mục tiêu rõ ràng, có thời hạn về giảm phát thải và các cơ chế giải trình.
“Trên thực tế, tài chính chuyển đổi đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu khử carbon toàn cầu, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp phát thải cao”, ông Hao cho hay.
Standard Chartered ước tính rằng, các thị trường mới nổi sẽ cần gần 95.000 tỷ USD tài chính chuyển đổi để đạt được mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2060.
“Thị trường tài chính chuyển đổi toàn cầu vẫn còn nhỏ nhưng đang tăng trưởng theo cấp số nhân”, ông Hao nhận định.
Hiện nay, một số khuôn khổ quốc tế đang được xây dựng, như khung tài chính chuyển đổi G20, Sáng kiến chuyển đổi năng lượng châu Á, Nhóm nghiên cứu tài chính chuyển đổi hchâu Á hay Sổ tay chuyển đổi khí hậu.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng lưu ý, rủi ro của tài chính chuyển đổi có khả năng cao hơn đáng kể so với tài chính xanh khi các ngành chuyển đổi và việc điều hướng của các quy định/chính sách theo từng thời kỳ.
Trong khuôn khổ hội thảo, nhằm tiếp tục thực thi các sáng kiến về bền vững cho ngành năng lượng ASEAN, Đại học Quản lý Singapore và CTCP Tư vấn và đào tạo VIETSTAR đã hợp tác phát triển, ra mắt Chương trình Học bổng ASEAN về phát triển bền vững ngành năng lượng kéo dài một năm.
Cần cơ chế hiệu quả để huy động nguồn lực khổng lồ đáp ứng mục tiêu khí hậu của Việt Nam.
IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.
Chính sách chưa rõ ràng, kịp thời, và thiếu sự hỗ trợ đồng bộ là nguyên nhân chính đang khiến đầu tư vào năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu chưa thể bùng nổ.
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.