Ngành đường sắt khó nắm bắt cơ hội lớn nếu không đổi mới

Nhật Hạ Thứ sáu, 24/12/2021 - 14:04

Vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế giữa Việt Nam – Trung Quốc và quá cảnh đi châu Âu, Nga, Mông Cổ, các nước Trung Á thời gian qua rất phát triển. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành đường sắt.

Thu nhập bình quân người lao động của ngành đường sắt là 7,2 triệu đồng/ tháng.

Giống nhiều lĩnh vực khác, Covid-19 khiến ngành đường sắt cũng chịu nhiều tác động tiêu cực trong sản xuất, kinh doanh trong năm nay.

Để bù đắt sụt giảm doanh thu từ vận chuyển hành khách, đường sắt đã đẩy mạnh đường sắt đẩy mạnh vận chuyển hàng hoá liên vận quốc tế.

Tuy vậy, với cách tổ chức vận tải vẫn tiếp cận theo hướng cũ như hiện nay, đường sắt sẽ không phát triển được. “Nên mô hình vận tải hàng hóa cần xem lại”, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông.

Đặc biệt, hiện nay, ngành đường sắt đang đối mặt với cơ hội rất lớn. Khi vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế giữa Việt Nam – Trung Quốc và quá cảnh đi châu Âu, Nga, Mông Cổ, các nước Trung Á thời gian qua rất phát triển.

Cùng với đó, đối với tình trạng ùn tắc hàng hóa, xe container tắc nghẽn ở các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc thời gian qua, nếu có vận tải hàng hóa đường sắt thì sẽ quyết được rất lớn, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng.

Số liệu của Tổng cục Hải quan, đến 21/12, tổng lượng hàng tồn tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc là khoảng 6.200 container, riêng tại cửa khẩu Lạng Sơn là hơn 4.400 xe.

Đi cùng với cơ hội, thách thức đối với ngành này cũng không nhỏ khi sắp tới đường cao tốc Bắc Nam phía Đông đi vào hoạt động, xe chạy 100 km/giờ, trong khi đường sắt vẫn mấy chục km/giờ, lại qua nhiều đường ngang, khu dân cư thì không thể cạnh tranh được, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết.

Do đó, nhấn mạnh “đường sắt không thể như thế này mãi, dứt khoát phải hiện đại hóa”, tại cuộc họp ngày 23/12, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng lãnh đạo ngành đường sắt phải đổi mới tư duy, chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách, có các giải pháp đột phá, cách làm mới để đưa ngành đường sắt phát triển hơn trong thời gian tới.

Hiện nay, hạ tầng đường sắt còn nhiều hạn chế, mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa được đầu tư tương xứng. Thu nhập bình quân của người lao động còn thấp.

Muốn vượt qua khó khăn thì cần sự hỗ trợ, Phó thủ tướng nêu rõ, “Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hiện đại hoá ngành đường sắt”.

Ngành đường sắt Việt khó nắm bắt cơ hội lớn nếu không đổi mới
Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp ngày 23/12. Ảnh: Đức Tuân

Cùng với đó, ông yêu cầu Tổng công ty Đường sắt xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp để “biến nguy thành cơ, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển”, Phó Thủ tướng cho rằng, cần linh hoạt chuyển đổi, phát huy tối đa lợi thế về vận tải hàng hóa so với các phương thức vận tải khác.

Về dài hạn, ngành phải tập trung hơn nữa cho đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó chú ý bảo dưỡng và đầu tư mới, đầu tư đến đâu dứt điểm đến đó.

"Để hiện đại hóa ngành đường sắt đòi hỏi rất lớn về nguồn vốn, bởi cần đầu tư đồng bộ cả hệ thống, không thể đầu tư hiện đại hóa từng phần", Phó thủ tướng cho biết, và lưu ý Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên bố trí vốn. Đây sẽ được coi là "vốn mồi, dẫn dắt" thu hút nguồn lực vào lĩnh vực này.

Ngành đường sắt, hiện có hơn 21.300 lao động, với các tuyến đường sắt đã được xây dựng, đưa vào sử dụng từ 50 đến trên 140 năm.

Năm 2021, vận chuyển hành khách sụt giảm mạnh, đạt 1,4 triệu lượt, xấp xỉ 37% so với cùng kỳ. Nhưng vận chuyển hàng hoá lại tăng trên 10%, đạt 5,6 triệu tấn khi tập trung vào việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyên tuyến, tăng tỉ trọng vận tải hóa bằng container và đẩy mạnh vận chuyển hàng liên vận quốc tế giữa Việt Nam-Trung Quốc và quá cảnh đi châu Âu, Nga, Mông Cổ, các nước Trung Á.

Bên cạnh đó, trong năm nay, tổng công ty đã đưa vào khai thác sản phẩm dịch vụ mới là đoàn tàu container liên vận quốc tế chạy thẳng châu Âu.

Doanh thu trực tiếp từ vận tải đem về cho Tổng công ty Đường sắt 2.600 tỷ đồng. Tổng công ty ghi nhận doanh thu hợp nhất năm nay 6.290 tỷ đồng, giảm gần 5% so với 2020.

Thu nhập bình quân người lao động là 7,2 triệu đồng/tháng, giảm 16% so với 2020, trong đó thu nhập khối vận tải là 5,6 triệu đồng, bằng 68% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới đây, ngày 22/12, sau khi xem xét đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Chính phủ đã có văn bản không đồng ý nhập khẩu và khai thác 37 toa xe tự hành (DMU) chạy trên đường sắt đã qua sử dụng tuổi thọ 40 năm của Nhật Bản.

Nhằm phát huy vai trò của hệ thống đường sắt trong ngành dịch vụ logistics, đầu tháng 11/2021, Bộ Giao thông vận tải đã công bố quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030 thực hiện cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả 7 tuyến đường sắt hiện có; quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài 2.362 km. Đến năm 2050, mạng lưới đường sắt quốc gia được quy hoạch bao gồm 25 tuyến với chiều dài 6.354 km.

Riêng giai đoạn đến 2030, nghiên cứu triển khai kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới, trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ. 

Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,4% (trong đó đường sắt quốc gia 21,5 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 1,87%)…

Phát triển đường sắt tốc độ cao: 'Chậm ngày nào sẽ thiệt hại ngày đó'

Phát triển đường sắt tốc độ cao: 'Chậm ngày nào sẽ thiệt hại ngày đó'

Tiêu điểm -  3 năm
Theo nhiều chuyên gia, với điều kiện địa lý, tự nhiên, điều kiện địa chính trị của Việt Nam hiện nay, việc phát triển đường sắt cao tốc trong tương lai là hết sức cần thiết.
Phát triển đường sắt tốc độ cao: 'Chậm ngày nào sẽ thiệt hại ngày đó'

Phát triển đường sắt tốc độ cao: 'Chậm ngày nào sẽ thiệt hại ngày đó'

Tiêu điểm -  3 năm
Theo nhiều chuyên gia, với điều kiện địa lý, tự nhiên, điều kiện địa chính trị của Việt Nam hiện nay, việc phát triển đường sắt cao tốc trong tương lai là hết sức cần thiết.
Chở khách bằng đường sắt Bắc Nam được khôi phục từ ngày 13/10

Chở khách bằng đường sắt Bắc Nam được khôi phục từ ngày 13/10

Tiêu điểm -  3 năm

2 tuyến tàu khách được khôi phục từ ngày 13/10 gồm tuyến Hà Nội - Hải Phòng và tuyến Hà Nội - TP.HCM

Phát triển đường sắt tốc độ cao: 'Chậm ngày nào sẽ thiệt hại ngày đó'

Phát triển đường sắt tốc độ cao: 'Chậm ngày nào sẽ thiệt hại ngày đó'

Tiêu điểm -  3 năm

Theo nhiều chuyên gia, với điều kiện địa lý, tự nhiên, điều kiện địa chính trị của Việt Nam hiện nay, việc phát triển đường sắt cao tốc trong tương lai là hết sức cần thiết.

Đường sắt Nhổn – ga Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm

Đường sắt Nhổn – ga Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm

Tiêu điểm -  3 năm

Hợp đồng tư vấn tăng thêm 6,5 triệu Euro, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 3, hầm và các ga ngầm có dấu hiệu vi phạm pháp luật… là những nội dung nổi cộm xoay quanh dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội được Thanh tra Chính phủ chỉ ra.

Chuyến tàu Bắc Nam lọt hành trình đường sắt tuyệt nhất 2020

Chuyến tàu Bắc Nam lọt hành trình đường sắt tuyệt nhất 2020

Ống kính -  4 năm

Chuyến tàu dọc đường sắt Bắc Nam sẽ là một trải nghiệm thú vị với du khách, mang lại cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh vật mang đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  26 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  50 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  57 phút

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  59 phút

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  1 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  3 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.