Doanh nghiệp
Bức tranh sáng tối của ngành thép
Bên cạnh những “ngôi sao sáng”, ngành thép vẫn ghi nhận nhiều mảng tối trong kỳ kinh doanh quý III vừa qua.
Nhiều doanh nghiệp ngành thép đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 và với bức tranh tương phản rõ rệt đến từ những công ty vừa và nhỏ cho tới cả những “ông lớn” đầu ngành.
“Ngôi sao sáng” ngành thép
Trong bối cảnh giá thép thế giới cũng như giá nguyên liệu chính HRC (thép cuộn cán nóng) vẫn dao động ở vùng đáy chu kỳ, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành thép vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng, với mức lợi nhuận tăng mạnh, thậm chí hàng lần so với cùng kỳ.
Dẫn đầu trong xu hướng phải kể tới “ông trùm” ngành thép - Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát. Theo đó, công ty đã ghi nhận doanh thu tăng 19% lên hơn 33.956 tỷ đồng và lãi ròng tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ, vượt trên 3.020 tỷ đồng.
Lũy kế chín tháng, doanh thu Hòa Phát đạt 104.364 tỷ đồng, lãi ròng đạt 9.210 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 23,4% và 140% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó tiến sát mục tiêu khi hoàn thành 75% kế hoạch doanh thu và 92% kế hoạch về lợi nhuận năm.
Đáng chú ý, công ty đã nộp ngân sách nhà nước 10.000 tỷ đồng trong chín tháng đầu năm, vượt số nộp cả năm 2023.
Hòa Phát cho biết, doanh thu bán hàng tăng, biên lợi nhuận một số lĩnh vực kinh doanh được cải thiện như thép, nông nghiệp đã giúp lợi nhuận của Tập đoàn tăng trưởng.
Cụ thể, nhóm thép lợi nhuận tăng 42%, nhóm nông nghiệp tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực cho thuê hạ tầng khu công nghiệp duy trì biên lợi nhuận ổn định ở mức 39%.
Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao quý III đạt gần 1,1 triệu tấn, giảm 14% so với quý trước (1,27 triệu tấn). Thị phần thép xây dựng trong nước vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 38%. Thép cuộn cán nóng đạt 738.000 tấn, tương đương quý II.
Cũng tạo bất ngờ trong quý III là trường hợp của Công ty CP Thép Nam Kim. Theo đó, Nam Kim ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ đạt 16.208 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế đạt 435 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ.
Theo giải trình, công ty đã đẩy mạnh các kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu trong kỳ, doanh thu tăng cao hơn mức tăng của giá vốn giúp biên lợi nhuận gộp tăng gần 83%, lợi nhuận ròng tăng tới 269%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Nam Kim ghi nhận doanh thu 16.140 tỷ
đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 435 tỷ đồng, gấp 4 lần
cùng kỳ. Như vậy, kết thúc 9 tháng, Nam Kim đã hoàn thành 77% kế hoạch về doanh
thu và vượt 3,5% mục tiêu về lợi nhuận.
Đáng chú ý, ngoài sự đồng pha trong kết quả kinh doanh khởi sắc, hai “ông lớn” ngành thép cũng đều đang triển khai xây dựng những nhà máy mới nhằm nâng cao công suất hoạt động, chiếm lĩnh thị trường.
Kết thúc quý III, Hòa Phát đã rót hơn 52.000 tỷ đồng vào đại dự án Dung Quất 2. Đây hiện là dự án trọng điểm của Hòa Phát, được coi là "quả đấm thép" của tập đoàn này. Khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát sẽ đạt trên 14 triệu tấn/năm, và nằm trong nhóm 30 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, dự án nhà thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ đã được Nam Kim ấp ủ từ lâu, với tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng (giai đoạn 1), bao gồm dây chuyền mạ kẽm 350.000 tấn/năm, 2 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm 300.000 tấn/năm và 150.000 tấn/năm, và dây chuyền mạ màu 150.000 tấn/năm.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đồng hồi đầu năm, Chủ tịch Nam Kim - ông Hồ Minh Quang cho biết, nhà máy đã có giấy phép khởi công và dự kiến đi vào hoạt động từ quý IV/2025 hoặc quý I/2026. Công suất sẽ tăng dần và đạt 100% vào năm 2027. “Khi có nhà máy Phú Mỹ, công suất sẽ tăng từ 1 triệu tấn/năm lên 1,6 triệu tấn/năm”, ông chia sẻ.
Những gam màu tối
Bên cạnh những “ngôi sao sáng”, ngành thép vẫn ghi nhận nhiều mảng tối trong kỳ kinh doanh quý III vừa qua.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen. Công ty đã ghi nhận lỗ ròng trong báo cáo tài chính quý vừa qua – quý cuối niên độ tài chính 2023 - 2024 (từ 1/10/2023 - 30/9/2024).
Theo đó, mặc dù công ty ghi nhận doanh thu thuần tăng 25%, đạt 10.109 tỷ đồng. Tuy nhiên giá vốn bán hàng tăng mạnh hơn khiến biên lợi nhuận gộp sụt giảm mạnh xuống chỉ còn 8,4%,
Biên lợi nhuận gộp suy giảm cộng với chi phí tăng mạnh 60-100% khiến Hoa Sen lỗ sau thuế 186 tỷ đồng, so với cùng kỳ niên độ trước có lãi 438 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, nhờ kết quả tích cực của những quý trước đó, niên độ tài chính 2023 - 2024 của Hoa Sen vẫn kết thúc thành công.
Cụ thể, doanh thu thuần của công ty trong cả niên độ đạt 39.272 tỷ đồng, tăng 24% so với niên độ trước, lợi nhuận sau thuế đạt 510 tỷ đồng, gấp 17 lần. Qua đó vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ở cả hai kịch bản đã đề ra trước đó.
Bức tranh kinh doanh còn “u ám” tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong ngành, vốn chịu ảnh hưởng lớn từ chi phí vốn cũng như áp lực cạnh tranh về giá trên thị trường.
Theo đó, Công ty CP Đầu tư thương mại SMC tiếp tục đối mặt thách thức lớn khi doanh thu thuần chỉ đạt 2.277 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ.
Dù lợi nhuận gộp của doanh nghiệp được cải thiện lên mức trên 10 tỷ đồng so với khoản lỗ cùng kỳ là 41,4 tỷ đồng nhưng các chi phí hoạt động vẫn ở mức cao khiến, SMC báo lỗ sau thuế hơn 82,4 tỷ đồng, kéo dài chuỗi thành tích bết bát của công ty. Tính đến cuối quý III, khoản lỗ lũy kế ghi nhận gần 147 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhiều công ty thép tiếp tục nối dài kết quả thua lỗ như trường hợp của Thép Thủ Đức - VNSteel lỗ 6,6 tỷ đồng; Thép Tiến Lên lỗ hơn 122 tỷ đồng; Gang thép Thái Nguyên lỗ 79 tỷ đồng; Thép Vicasa - VNSteel lỗ 3,3 tỷ đồng… càng cho thấy áp lực cạnh tranh đang đè nặng lên các doanh nghiệp này.
Ai sợ điều tra bán phá giá thép không gỉ?
Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc
Loạt thông tin tích cực từ các chính sách vĩ mô và tín hiệu cung cầu của Trung Quốc - thị trường thép lớn nhất thế giới được giới phân tích kỳ vọng sẽ sớm giúp ngành thép phục hồi mạnh mẽ.
SHB ký kết hợp tác với Tổng công ty Thép Việt Nam
Hợp tác giữa SHB và VNSTEEL đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ hai bên, đồng hành cùng phát triển, chung tay đóng góp xây dựng kinh tế Việt Nam.
Hoà Phát đối mặt với sóng gió ngành thép
Hòa Phát vẫn đẩy mạnh giải ngân xây dựng tổ hợp Dung Quất 2 trong bối cảnh áp lực bủa vây ngành thép.
6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld
Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.
Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
CT Group tri ân các thầy cô giáo
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.
Vingroup lập công ty sản xuất người máy
Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.
Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.