Ai sợ điều tra bán phá giá thép không gỉ?

Bùi Vân Thứ bảy, 05/10/2024 - 12:40

Nhiều nhà sản xuất buông bỏ thép không gỉ nhưng vẫn không tránh khỏi hệ lụy khi các nguồn cung lớn nhất thúc đẩy bán hàng nhằm thay đổi tình trạng dư cung.

Cục Ngoại thương Thái Lan ngày 3/10 đăng công báo về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Nguyên đơn là công ty TNHH Posco-Thainox Public.

Thời gian điều tra từ 1/7/2023 đến 30/6/2024, thời gian tiền khởi xướng từ 1/7/2022 đến 30/6/2023.

Hội nhập mang lại cơ hội lớn, nhưng cũng khiến doanh nghiệp ngành thép đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: Hoàng Anh

Một trong cách đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp là hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra của Thái Lan trong suốt quá trình diễn ra vụ việc, theo bà Nguyễn Thị Thúy, Phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ hương mại, Bộ Công thương.

Bà Thúy cho biết, các doanh nghiệp không nhận được bản câu hỏi có thể gửi văn bản tới Cục Ngoại thương Thái Lan đăng ký tham gia vụ việc, đồng thời đề nghị cơ quan này gửi bản câu hỏi điều tra trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 26/9.

Các bên liên quan cũng có thể yêu cầu "gặp trực tiếp" để trình bày ý kiến về điều tra bán phá giá và thiệt hại bằng cách gửi văn bản đề nghị tới Cục Ngoại thương Thái Lan trong vòng 30 ngày kể từ ngày 26/9/2024.

Hội nhập mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu thép nhưng cũng khiến các ngành thép phải đối phó với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại.

Theo số liệu năm 2024 của Cục Phòng vệ thương mại, trong số 252 vụ việc điều tra phòng vệ từ 24 thị trường xuất khẩu từ trước đến nay, ngành thép có hơn 70 vụ việc.

Ở chiều ngược lại, thị trường Việt Nam trong nhiều năm chịu nhiều bất ổn do thép không gỉ nhập khẩu, trong bối cảnh Trung Quốc - nước sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới - thúc đẩy các chính sách công nghiệp nhằm thay đổi tình trạng dư cung và các quốc gia khác dần phục hồi sản lượng xuất khẩu.

Từ ngày 5/10/2014, Việt Nam chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc) với thuế suất cao nhất là 37,29%, theo Quyết định số 7896/QĐ-BCT do Bộ Công thương ban hành.

Năm năm sau, Bộ Công thương quyết định gia hạn thời gian áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan thêm năm năm, kể từ ngày 26/10/2019.

Tiếp đó, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 625/QĐ-BCT ngày 5/4/2022 về việc giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc.

Ông Phạm Công Thảo, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, công suất của ngành thép đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2020 - 2024 (từ khoảng 400.000 tấn/năm lên gần 1 triệu tấn/năm). Tuy nhiên, hầu hết nhà sản xuất thép Việt Nam không mặn mà sản xuất thép không gỉ.

Số lượng doanh nghiệp thép không gỉ nội địa Việt Nam “đếm không hết đầu ngón tay” và quy mô sản xuất không lớn. Các nhà nhà máy sản xuất thép không gỉ, như Nguyễn Minh hay Việt Quang, sản lượng chỉ trên 200.000 tấn/năm, chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.

Trước đó, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, tại đại hội đồng cổ đông năm 2023 đã công bố ngừng nghiên cứu và sản xuất thép không gỉ. Nghiên cứu thép không gỉ là kế hoạch trong lộ trình phát triển của Hòa Phát, sau khi hợp tác với Danielli, nhà sản xuất thép hàng đầu Italia vào năm 2018.

Theo Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, Việt Nam “không có lợi thế” sản xuất thép không gỉ do nguồn quặng Nickel, nguyên liệu đầu vào hạn chế. Ông muốn công ty tránh được rủi ro thua lỗ trong tương lai.

Tại châu Á, lượng lớn quặng Nickel tập trung ở Trung Quốc và Indonesia. Việt Nam có duy nhất mỏ nikel Bản Phúc ở tỉnh Sơn La khai thác quặng sunfua đặc Sít để tuyển quặng có hàm lượng 9,5% Nickel, theo Viện Khoa học và công nghệ mỏ - luyện kim thuộc Bộ Công thương.

Với lợi thế quặng Nickel, Trung Quốc và Indonesia trở thành hai nguồn cung chính thép không gỉ của thế giới. Năm 2023, Trung Quốc xuất khẩu 3,4 triệu tấn, Indonesia xuất khẩu 2,7 triệu tấn, lần lượt chiếm 20,7% và 16,4% tổng lượng xuất khẩu của thế giới, theo Tổng cục Hải Quan.

Trên bình diện quốc tế, việc Cục Ngoại thương Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ từ Việt Nam sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, nhưng cũng sẽ là động lực để ngành thép chuyển dịch nhanh sang sản xuất xanh, một giải pháp đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan:

- Đăng ký tham gia và đề nghị Cơ quan điều tra cung cấp bản câu hỏi và các tài liệu liên quan;

- Nghiên cứu kỹ thông báo khởi xướng, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan, đề nghị Cơ quan điều tra làm rõ, giải thích các nội dung nghi vấn;

- Hợp tác đầy đủ và toàn diện với cơ quan điều tra (gồm trả lời bản câu hỏi điều tra, gửi ý kiến bình luận…) trong toàn bộ quá trình vụ việc để tránh bị kết luận không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ (thường dẫn tới mức thuế cao). Đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn, thể thức và thời hạn quy định.

- Giữ liên lạc, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.


Hoà Phát đối mặt với sóng gió ngành thép

Hoà Phát đối mặt với sóng gió ngành thép

Doanh nghiệp -  1 tháng

Hòa Phát vẫn đẩy mạnh giải ngân xây dựng tổ hợp Dung Quất 2 trong bối cảnh áp lực bủa vây ngành thép.

Thép Pomina tiếp đà thua lỗ

Thép Pomina tiếp đà thua lỗ

Doanh nghiệp -  1 tháng

Thua lỗ chín quý liên tiếp, tổng lỗ lũy kế của Thép Pomina đã lên tới gần 1.770 tỷ đồng.

Thép Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá

Thép Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá

Tiêu điểm -  1 tháng

Trong bối cảnh giá thép liên tục suy giảm, khó khăn càng chồng chất với ngành thép Việt khi liên tục bị các thị trường lớn điều tra chống bán phá giá.

Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  20 phút

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, sáng 4/10, tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo Franco Tech.

“Át chủ bài” giúp TCBS bứt phá về thị phần môi giới chứng khoán

“Át chủ bài” giúp TCBS bứt phá về thị phần môi giới chứng khoán

Tài chính -  25 phút

Để thực hiện được các chiến lược đề ra, có thể thấy TCBS có ưu thế so với nhiều công ty chứng khoán khác khi nhận được sự hậu thuẫn đáng kể từ Techcombank.

Sôi động thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Sôi động thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Việt Nam tiếp tục là điểm sáng thu hút FDI, khi tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 8 tháng qua đạt gần 21 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023, vốn thực hiện đạt hơn 14 tỷ USD, tăng 8%.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cùng đất nước

Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cùng đất nước

Tiêu điểm -  2 giờ

Không có đội ngũ doanh nhân giỏi, dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước sẽ không thể phát triển thịnh vượng.

PVcomBank hướng tới cung ứng giải pháp tài chính toàn diện

PVcomBank hướng tới cung ứng giải pháp tài chính toàn diện

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

PVcomBank xác định mục tiêu cung ứng các giải pháp tài chính toàn diện, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Dòng tiền đầu tư bất động sản chảy về thị trường tỉnh

Dòng tiền đầu tư bất động sản chảy về thị trường tỉnh

Bất động sản -  2 giờ

Khi bất động sản Hà Nội tăng giá, dòng tiền đầu tư chuyển hướng về các tỉnh thành có sự phát triển mạnh về hạ tầng kết nối, tập trung nhiều dự án tốt, dư địa tăng giá cao.

FiinGroup: Bão Yagi làm trầm trọng thêm các vấn đề về trả nợ

FiinGroup: Bão Yagi làm trầm trọng thêm các vấn đề về trả nợ

Tài chính -  2 giờ

Bão Yagi làm trầm trọng thêm các vấn đề về trả nợ, với khoảng 100.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, với 85.000 khách hàng.