Leader talk

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

An Nhiên Thứ năm, 27/03/2025 - 09:20
Nghe audio
0:00

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban pháp chế Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam. Ảnh NVCC

Kỳ vọng các giải pháp mạnh mẽ từ nghị quyết mới

Kinh tế tư nhân đang được nhìn nhận là động lực quan trọng nhất đối với triển vọng tăng trưởng hai con số của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ tới. Nhưng khi phần lớn các doanh nghiệp tư nhân vẫn như "hải đội thuyền thúng" như cách ví von của ông ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban pháp chế Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), liệu có những chính sách mới nào đột phá để họ vươn ra biển lớn.

Vì vậy, một nghị quyết mới về kinh tế tư nhân đang được soạn thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm yếu cố hữu bằng loạt giải pháp mạnh mẽ. Đặc biệt, có thể có những chiến lược riêng cho doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, cũng như có chính sách để thúc đẩy 5 triệu hộ kinh doanh tiến lên thành lập doanh nghiệp.

“Chúng ta có thể mạnh dạn miễn thuế ba năm cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp”, ông Tuấn kiến nghị tại sự kiện “Bức tranh kinh tế Việt Nam 2025 và những chính sách kinh tế cần quan tâm”.

Việc khu vực tư nhân ngày càng được tín nhiệm thể hiện qua sự tham gia của các doanh nghiệp vào nhiều dự án trọng điểm, bao gồm hạ tầng giao thông và đường sắt cao tốc. Sự thay đổi này đánh dấu một bước tiến trong cách nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển đất nước.

Ngày 19/2, Quốc hội chính thức thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/4/2025. Luật này cải cách quy trình lập pháp, giúp rút ngắn thời gian làm luật từ 22 tháng xuống còn khoảng 10 tháng.

Những thay đổi quan trọng bao gồm đa phần các luật sẽ được xem xét và thông qua trong một kỳ họp; quy trình rút gọn cho phép thông qua luật trong 1-2 tháng thay vì 7-10 tháng như trước đây; chuyển thẩm quyền thông qua chương trình lập pháp sang Ủy ban thường vụ Quốc hội để tạo sự linh hoạt trong điều chỉnh luật.

Việc cải cách này giúp doanh nghiệp có một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định và kịp thời hơn, giảm rủi ro chính sách trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý để cập nhật kịp thời về những thay đổi của pháp luật”, ông Tuấn lưu ý.

Ngoài ra, những chính sách lớn như Nghị quyết 57, Nghị quyết 193 và sắp tới có thể là một nghị quyết về kinh tế tư nhân đang và sẽ định hình lại cách tiếp cận phát triển kinh tế, tập trung vào khoa học công nghệ và doanh nghiệp tư nhân.

Cơ hội lớn khi khoa học công nghệ trở thành động lực then chốt

Theo ông Tuấn, trước đây khoa học và công nghệ chỉ được xem là công cụ hỗ trợ phát triển kinh tế, nhưng Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã nâng lên thành động lực then chốt.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, lĩnh vực này sẽ đóng góp quan trọng vào GDP và đến năm 2045, đất nước sẽ nằm trong nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về đổi mới sáng tạo.

Bốn thay đổi quan trọng trong Nghị quyết 57 theo đánh giá của ông Tuấn là tạo cơ hội cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, chuyển từ đầu tư công sang cơ chế thị trường, khuyến khích doanh nghiệp dẫn dắt đổi mới sáng tạo. 

Thứ hai, tăng cường đầu tư tư nhân vào nghiên cứu và phát triển (R&D) thu hút vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm và hợp tác công – tư. 

Thứ ba, ưu tiên công nghệ cao, công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, giúp Việt Nam tự chủ trong các lĩnh vực quan trọng. 

Thứ tư, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi về thể chế, tài chính và thị trường.

Việc chuyển từ mô hình quản lý khoa học công nghệ mang nặng tính hành chính sang định hướng thị trường là một thay đổi mang tính đột phá, giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình đổi mới sáng tạo và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia”, ông Tuấn đánh giá.

Tiếp theo Nghị quyết 57 là sự ra đời của Nghị quyết 193 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, tạo ra bước tiến quan trọng khi chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Trước đây, các dự án nghiên cứu thường bị ràng buộc bởi nguyên tắc bảo toàn vốn, nhưng nay có cơ chế chấp nhận thua lỗ ở giai đoạn đầu, giống như cách các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động. 

Một thay đổi quan trọng khác là việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu thay cho việc trước đây những nghiên cứu do nhà nước tài trợ chỉ được giữ trong khuôn khổ cơ quan nhà nước.

“Các nhà khoa học có thể mở doanh nghiệp để đưa sản phẩm ra thị trường, giúp rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ. Đồng thời, cơ chế ưu đãi thuế giúp doanh nghiệp tính các khoản tài trợ nghiên cứu vào chi phí hợp pháp, tạo động lực đầu tư mạnh mẽ hơn vào R&D”, ông Tuấn nói.

Ông cũng kỳ vọng đây là tín hiệu tích cực, tạo tiền đề cho phát triển, nhất là với những doanh nghiệp tư nhân đang đầu tư hay có ý định đầu tư vào khu vực này.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  4 ngày
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  4 ngày
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Tiêu điểm -  5 ngày

Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".

Doanh nghiệp tư nhân đón cơ hội bứt phá

Doanh nghiệp tư nhân đón cơ hội bứt phá

Tiêu điểm -  1 tuần

Doanh nghiệp tư nhân đứng trước thời cơ bứt phá nếu biết chủ động thích ứng với bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước nhiều khó khăn và biến động.

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp tư nhân 'góp sức' vào các dự án trọng điểm

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp tư nhân 'góp sức' vào các dự án trọng điểm

Tiêu điểm -  1 tháng

Doanh nghiệp tư nhân đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm các dự án trọng điểm, miễn là không tư lợi, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Thủ tướng đề nghị.

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Leader talk -  20 giờ

Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Leader talk -  1 ngày

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Leader talk -  1 ngày

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  2 ngày

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  4 ngày

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  4 giây

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  41 phút

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Vsipgroup sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Vsipgroup sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Nhịp cầu kinh doanh -  48 phút

Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của Vsipgroup tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ Vsip Thái Bình đã được trao.

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  52 phút

Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Tiêu điểm -  1 giờ

Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.

Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Tiêu điểm -  12 giờ

Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.