Người tiêu dùng Việt lạc quan thứ hai thế giới giữa Covid-19

Phương Anh Thứ năm, 06/08/2020 - 15:41

Vượt qua làn sóng đầu tiên của Covid-19, Việt Nam trở thành quốc gia lạc quan thứ hai thế giới với chỉ số niềm tin người tiêu dùng đạt 117 điểm trong quý II/2020.

Mặc dù có một sự suy giảm đáng kể từ 126 về 117 điểm so với quý đầu năm nay, Việt Nam vẫn nằm trong số những quốc gia lạc quan nhất toàn cầu, vượt qua Philippines và Indonesia để trở thành quốc gia có số người tiêu dùng lạc quan nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Ấn Độ với số điểm 123 trong quý vừa qua.

Sự kết hợp của các yếu tố triển vọng công việc dần trở nên xấu đi, mối lo lắng gia tăng về tài chính cá nhân ngắn hạn và sự không sẵn sàng chi tiêu đã dẫn đến việc niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam giảm mạnh trong quý này.

Tất cả ba yếu tố thúc đẩy niềm tin người tiêu dùng, bao gồm triển vọng công việc, tài chính cá nhân và ý định chi tiêu đều có một ​​sự sụt giảm đáng kể, lần lượt có tốc độ giảm là 5%, 4% và 7%.

Người tiêu dùng Việt lạc quan hàng đầu thế giới giữa Covid-19
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương quý II/2020.

“Vì Covid-19 đã lan mạnh ra khắp toàn cầu, cách ly xã hội, đóng cửa doanh nghiệp và gia tăng thất nghiệp đã làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và sự sẵn sàng chi tiêu của họ. Việt Nam đã thành công vượt qua làn sóng thứ nhất của đại dịch Covid-19, đang trong giai đoạn phục hồi, tuy nhiên, nhìn chung niềm tin tiêu dùng trở nên suy yếu vì những tác động của đại dịch đã ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân cũng như triển vọng tương lai của nhiều người”, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam Louise Hawley cho hay.

Ổn định công việc soán ngôi sức khỏe để trở thành mối quan tâm số 1

Vào quý II/2020, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục xếp hạng sự ổn định của công việc (45%, +5 so với quý I/2020) và sức khỏe (44%, -5% so với quý I/2020) là hai mối quan tâm lớn nhất. Sau một năm sức khỏe duy trì vị trí mối quan tâm số 1 của người tiêu dùng Việt thì hiện sự ổn định của công việc đã vượt lên.

Đáng chú ý, đã có một sự tăng vọt về mức độ lo lắng của người tiêu dùng về nền kinh tế (31%, +10% so với quý đầu tiên của 2020) và đây cũng là mức cao kỷ lục kể từ quý II/2014.

Theo bà Louise, những xu hướng này phần lớn đều có thể dễ dàng dự đoán trước vì Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên kiểm soát được làn sóng đầu tiên của đại dịch và bước vào giai đoạn phục hồi. Vì vậy, sức khỏe không còn là mối quan tâm số 1 của người Việt Nam vào quý II vừa qua.

Tuy nhiên, đại dịch đã để lại một ảnh hưởng dài hạn đến nền kinh tế và sự không chắc chắn của người tiêu dùng, dẫn đến cảm giác bất an về công việc và do dự trong việc chi tiêu.

Vào quý này, cân bằng cuộc sống – công việc giảm một bậc trong danh sách những mối quan tâm với ít hơn 1/4 số người tiêu dùng chỉ ra rằng đây là điều làm họ bận tâm. Trong khi đó, dù cố gắng quản lý việc chi tiêu những vấn đề điện, nước nhưng do thời gian ở nhà nhiều hơn, người tiêu dùng buộc phải quan tâm nhiều hơn đến gia tăng của hóa đơn tiện ích (8%, +2% so với quý I/2020).

Người Việt Nam đứng đầu thế giới về xu hướng tiết kiệm

Trên toàn cầu, người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu trong xu hướng tiết kiệm. Vào quý trước, với mức độ tăng nhẹ (69% lên 72%), Việt Nam là thị trường vượt lên vị trí đứng đầu với việc có nhiều người tiêu dùng tiết kiệm nhất thế giới, theo sau bởi Hồng Kông (68%) và Singapore (65%).

Vào quý II năm nay, người Việt Nam thừa nhận rằng họ đã chi tiêu ít hơn so với quý trước. Xếp sau tiết kiệm, tiền nhàn rỗi được chi cho quần áo mới.

Người tiêu dùng Việt lạc quan hàng đầu thế giới giữa Covid-19 1
Các mục đích sử dụng tiền nhàn rỗi của người tiêu dùng Việt Nam quý II/2020.

Tiếp nối xu hướng của quý trước, mặc dù có một sự giảm nhẹ, Việt Nam vẫn nằm trong tốp 2 các quốc gia với tỉ lệ người tiêu dùng nói rằng họ chi tiêu nhiều cho các gói bảo hiểm cao cấp (38%, -2% so với quý I/2019), chỉ sau Ấn Độ (39%).

Thêm vào đó, không ngạc nhiên khi người tiêu dùng Việt Nam chỉ ra rằng họ chi tiêu vào du lịch (-6%) và giải trí bên ngoài (-6%) ít hơn so với quý trước.

Việc giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch Covid-19 đã tạo nên hiệu ứng domino, với những doanh nghiệp như khách sạn, bar và nhà hàng phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đồng thời, sức chi tiêu của người tiêu dùng cũng suy giảm vì có ít cơ hội chi tiêu hơn trước đây. Bên cạnh đó, hậu quả của việc cắt giảm nhân sự và bất ổn định trong công việc đã làm gia tăng sự lo lắng về thu nhập cũng như tài chính của các hộ gia đình.

Bà Louise Hawley giải thích: “Ngay cả khi chúng ta đều nhận thấy một sự hồi phục trong những tháng gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn đang ở mức thấp và những tác động xa hơn về việc suy giảm chi tiêu sẽ ngày càng rõ ràng trong những tuần sắp tới. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng giảm tần suất ghé thăm các cửa hàng, nhà hàng và nhiều địa điểm ngoại tuyến khác, kết hợp cùng mối quan ngại về tài chính là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế chi tiêu cho những việc như giải trí, quần áo mới và ăn uống bên ngoài”.

Đi ngược lại với xu hướng, sản phẩm công nghệ mới chiếm lĩnh vị trí thứ ba trong những điều người tiêu dùng chọn để chi tiêu tiền nhàn rỗi của họ (37%, +1% so với quý I/2020). Đây cũng là nhân tố duy nhất có xu hướng tăng trong danh sách chi tiêu của người Việt Nam vào quý trước.

“Có nhiều thời gian ở nhà hơn và với việc công nghệ đóng một vai trò thiết yếu trong mọi thứ như giáo dục, làm việc và giải trí đã tạo nên nhu cầu cao về các sản phẩm công nghệ mới”, bà Louise cho biết thêm. 

Hậu Covid-19, người tiêu dùng Việt ưa chuộng hàng nội địa

Hậu Covid-19, người tiêu dùng Việt ưa chuộng hàng nội địa

Tiêu điểm -  4 năm
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng Việt ưu tiên mạnh mẽ hơn với sản phẩm địa phương, mua sắm trực tuyến nhiều hơn và tiếp tục dành sự quan tâm hàng đầu cho sức khỏe.
Hậu Covid-19, người tiêu dùng Việt ưa chuộng hàng nội địa

Hậu Covid-19, người tiêu dùng Việt ưa chuộng hàng nội địa

Tiêu điểm -  4 năm
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng Việt ưu tiên mạnh mẽ hơn với sản phẩm địa phương, mua sắm trực tuyến nhiều hơn và tiếp tục dành sự quan tâm hàng đầu cho sức khỏe.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  5 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  4 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  4 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  4 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  5 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  17 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  23 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.