Tài chính
Nhà đầu tư hết 'mặn mà' với cổ phiếu thưởng, cổ phiếu ưu đãi
Thị trường chứng khoán giảm sâu khiến nhà đầu tư không còn "mặn mà" với cổ phiếu. Nhiều đợt phát hành ESOP của doanh nghiệp bị "ế", các kế hoạch phát hành riêng lẻ để tăng vốn cũng bị hoãn lại.
Hoa Sen Group vừa thực hiện phát hành 4.934.800 cổ phiếu ESOP với giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phiếu cho người lao động. Tuy nhiên, kết thúc thời gian đăng ký vào ngày 30/6, chỉ có 2.930.800 cổ phiếu ESOP được đăng ký, chiếm 59,4% tổng lượng dự kiến chào bán.
Số còn lại hơn 2 triệu cổ phiếu không thể chào bán, chiếm 40,6% tổng lượng cổ phiếu ESOP phát hành.
Hoa Sen Group cho biết sẽ tiếp tục chào bán 1,97 triệu cổ phiếu cho những người lao động khác, thời gian chào bán chậm nhất đến ngày 4/7/2022. Đối với số cổ phiếu còn lại mà người lao động không đăng ký mua hoặc nộp tiền, công ty sẽ hủy.
Trước đó, để thu hút người lao động tham gia, Công ty đã kéo dài thời gian nộp tiền từ ngày 3/6 đến 30/6. Mặc dù vậy, kết quả chào bán vẫn "ế" gần một nửa dù giá ESOP chỉ là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn tới 43% so với mức giá 17.200 đồng/cổ phiếu trên thị trường.
Việc nhân viên Hoa Sen Group e ngại mua cổ phiếu ESOP có thể đến từ thực tế giá cổ phiếu công ty này đã giảm rất mạnh từ đầu năm đến nay. Chỉ trong vòng 3 tháng quý II/2022, cổ phiếu HSG của Hoa Sen Group đã giảm tới 60% và thuộc nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất thị trường chứng khoán.
Áp lực bán dự kiến còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới khi Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen đăng ký bán toàn bộ hơn 17,74 triệu cổ phiếu HSG, giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,6% xuống 0%. Thời gian giao dịch dự kiến là 23/6-22/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh với mục đích giải quyết nhu cầu tài chính của công ty.
Công ty Chứng khoán Trí Việt trong tháng 4 đã tiến hành chào bán 112 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng. Tuy nhiên theo báo cáo kết quả đợt chào bán mới công bố, công ty chỉ có đạt tỷ lệ thành công 0,07%, tương ứng chỉ gần 82.000 cổ phiếu được đăng ký mua, số tiền thu được từ đợt phát hành chỉ hơn 1 tỷ đồng.
Trường hợp của Trí Việt cũng khá dễ hiểu bởi sau khi ông Đỗ Đức Nam - Cựu Tổng Giám đốc của công ty cùng nhân viên bị bắt, giá cổ phiếu TVB giảm mạnh, xuống quanh mức 7.000 đồng/cổ phiếu, vì vậy mức giá chào bán 15.000 đồng/cổ phiếu khó có thể hấp dẫn nhà đầu tư.
Lo ngại phát hành không thành công, nhiều doanh nghiệp quyết định hoãn kế hoạch tăng vốn.
Công ty phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco) vừa công bố Nghị quyết về việc tạm hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm 2022. Việc thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ sẽ được xem xét vào một thời điểm khác phù hợp hơn, đảm bảo lợi ích của công ty cũng như lợi ích cổ đông.
Trước đó, tại ĐHCĐ diễn ra vào cuối tháng 3, Hodeco đã trình kế hoạch phát hành tối đa 8,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ, giá tối thiểu 100.000 đồng/cổ phiếu, huy động nguồn vốn để phát triển dự án và mở rộng quỹ đất. Thời điểm đó, giá cổ phiếu Hodeco trên thị trường đạt 106.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù vậy, giá cổ phiếu HDC đã giảm sâu và hiện chỉ còn quanh mức 35.000 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco) cũng công bố Nghị quyết HĐQT về việc tạm hoãn phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Lý do phía Haxaco đưa ra là diễn biến của thị trường không tốt ảnh hưởng đến lợi ích của công ty và lợi ích cổ đông. Doanh nghiệp cũng rút hồ sơ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu đã nộp Ủy ban chứng khoán Nhà nước và sẽ nộp lại vào thời điểm khác phù hợp.
Haxaco có kế hoạch phát hành 49,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 với giá 12.000 đồng/cp trong năm nay. Trên thị trường, giá cổ phiếu HAX của Haxaco giao dịch quanh mức 19.000 đồng/cổ phiếu, mất hơn nửa giá trị từ mức đỉnh gần 40.000 đồng/cổ phiếu.
Chuyên gia VinaCapital đề xuất cấm lãnh đạo doanh nghiệp bình luận về giá cổ phiếu
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.