Chuyên gia VinaCapital đề xuất cấm lãnh đạo doanh nghiệp bình luận về giá cổ phiếu

Trần Anh Thứ tư, 25/05/2022 - 15:13

Theo bà Nguyễn Hoài Thu, không nên cho người nội bộ bình luận về giá cổ phiếu của doanh nghiệp mà họ đang quản lý, không được phép nói cổ phiếu rẻ hay đắt. Vì dễ định hướng thị trường, hàm ý là họ chia sẻ thông tin trọng yếu trong khi ở nước ngoài không được phép.

Bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc Điều hành Khối đầu tư chứng khoán Đại chúng và Trái phiếu của VinaCapital

Tại tọa đàm về thị trường chứng khoán do báo Người Lao động tổ chức, bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc Điều hành Khối đầu tư chứng khoán Đại chúng và Trái phiếu – Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam về dài hạn vẫn rất tiềm năng nhờ kinh tế Việt Nam tăng tưởng cao, ổn định; lãi suất, lạm phát được kiểm soát, dự trự ngoại hối tốt, lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết doanh nghiệp vẫn tăng trưởng cao, định giá hấp dẫn so khu vực.

Việc thị trường bị bán tháo thời gian qua bắt đầu từ vài sự kiện riêng lẻ. Nhà đầu tư trong nước lo sợ nhưng nhà đầu tư nước ngoài hiểu trong dài hạn điều này sẽ tốt cho thị trường nên đã mạnh dạn giải ngân, chuyển từ bán ròng sang mua ròng tới 170 triệu USD từ đầu tháng 4.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài đang định giá cổ phiếu Việt Nam hấp dẫn với P/E chỉ 10,6 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm tới. Đây là điều hiếm khi xảy ra trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Doanh nghiệp niêm yết đang được định giá rất hấp dẫn. Từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Việt Nam tiềm năng cả trong dài và ngắn hạn.

Về kiểm soát thị trường trong thời gian tới để thị trường lành mạnh, phát triển bền vững, bà Thu cho rằng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở giao dịch Chứng khoán cần có cơ chế theo dõi những biến động giá cổ phiếu bất thường và yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Bởi, doanh nghiệp không có hoạt động gì đột biến thì cổ phiếu không thể tăng trần liên tục được.

Nếu kiểm soát chặt việc này sẽ hạn chế được giao dịch nội gián và tình trạng "bơm thổi" giá cổ phiếu do một hay vài nhóm nhà đầu tư nào đó thực hiện. Đồng thời cần quy định rõ hơn về thông tin nội gián, có quy chế chia sẻ thông tin sao cho công bằng với tất cả các nhà đầu tư.

Theo chuyên gia của VinaCapital, ở nước ngoài, nếu giao dịch nội gián sẽ bị xử lý hình sự, còn ở Việt Nam quy định chưa chặt chẽ nên vì quan hệ thân thiết, nội bộ thường chia sẻ cho các nhóm đối tượng trước khi công bố công khai khiến giá cổ phiếu tăng giảm bất thường, khi nhà đầu tư biết đã quá muộn.

“Đồng thời có thể không cho người nội bộ bình luận về giá cổ phiếu của doanh nghiệp mà họ đang quản lý, không được phép nói cổ phiếu rẻ hay đắt. Vì dễ định hướng thị trường, hàm ý là họ chia sẻ thông tin trọng yếu trong khi ở nước ngoài không được phép”, bà Thu nhận định.

Đại diện của VinaCapital cũng khuyến nghị nên tách hoạt động tư vấn - phân tích của các công ty chứng khoán ra khỏi khối tự doanh để phía tự doanh không gây ảnh hưởng cho bộ phận phân tích và ngược lại. Bởi điều này không công bằng, minh bạch cho các nhà đầu tư. Điều này đã ở thị trường chứng khoán nước ngoài đã quy định rất rõ trong khi ở Việt Nam thì chưa.

Tại Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân chiếm tới hơn 90% trên thị trường. Giao dịch của nhà đầu tư các nhân chiếm áp đảo. Điều này khác thường so với thế giới. Bởi khi định chế tài chính tham gia nhiều mới giảm hoạt động đầu cơ, bơm thổi giá chứng khoán. 

Bà Thu nhận xét nếu không có nhiều thời gian đầu tư, tìm hiểu thị trường chứng khoán một cách chuyên nghiệp thì nhà đầu tư cá nhân cũng không nên "chơi" chứng khoán theo bạn bè, hay xin "3 chữ cái". Bởi thị trường tài chính cần có sự chuyên môn hoá rất rõ. Nhà đầu tư không có nhiều thời gian, chuyên môn nên sử dụng đến nguồn lực trong xã hội là các quỹ đầu tư chuyên nghiệp.

Mâu thuẫn giữa lãnh đạo và cổ đông thua lỗ vì 'ôm' cổ phiếu Hòa Phát

Mâu thuẫn giữa lãnh đạo và cổ đông thua lỗ vì 'ôm' cổ phiếu Hòa Phát

Doanh nghiệp -  2 năm
Mâu thuẫn nảy sinh khi các cổ đông nhỏ lẻ muốn chia cổ tức tiền mặt để "bù lỗ", trong khi Hòa Phát cần giữ vốn phục vụ cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Mâu thuẫn giữa lãnh đạo và cổ đông thua lỗ vì 'ôm' cổ phiếu Hòa Phát

Mâu thuẫn giữa lãnh đạo và cổ đông thua lỗ vì 'ôm' cổ phiếu Hòa Phát

Doanh nghiệp -  2 năm
Mâu thuẫn nảy sinh khi các cổ đông nhỏ lẻ muốn chia cổ tức tiền mặt để "bù lỗ", trong khi Hòa Phát cần giữ vốn phục vụ cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  12 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  15 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  16 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  16 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.