Nhà đầu tư ngoại rót 10,6 tỷ USD vào Việt Nam trong 7 tháng đầu 2019
Lam Giang
Thứ hai, 29/07/2019 - 07:56
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,6 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 7 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,2 tỷ USD, bằng 88% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, có hơn 2.000 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 8,3 tỷ USD, bằng 63% so với cùng kỳ năm 2018.
Về điều chỉnh vốn, có 791 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn đăng ký tăng thêm 3,4 tỷ USD, bằng 69% so với cùng kỳ năm 2018.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có hơn 4.387 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 8,5 tỷ USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm gần 42% tổng vốn đăng ký.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất sự quan tâm của nhà nhà đầu tư ngoại.
Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
Theo đối tác đầu tư, có 99 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó Hồng Kông đứng thứ nhất, Hàn Quốc đứng thứ hai và Trung Quốc đứng vị trí thứ ba. Singapore, Nhật Bản lần lượt xếp vị trí thứ tư và thứ năm.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, theo sau là TP.HCM, Bình Dương.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài, kể cả dầu thô đạt 101 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 99,8 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ 2018.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 82,5 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, dòng vốn đầu tư ở Trung Quốc có xu hướng Nam tiến đang trở thành mối lo ngại cho các nhà đầu tư Hàn Quốc khi góp phần đẩy chi phí lên cao.
Doanh nghiệp tư nhân có doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp nhưng lợi nhuận vẫn xếp sau khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhật Bản, Hàn Quốc không còn 'tranh giành' vị trí nhất nhì như năm trước. Thay vào đó, từ đầu năm 2019, Hồng Kông đã giữ vững vị trí đầu về số vốn FDI vào Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.