Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Lần lượt doanh nghiệp Hoa Kỳ, Singapore mong muốn được nghiên cứu khảo sát, duy trì kế hoạch đầu tư vào các dự án điện gió tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trường hợp đầu tiên là Tập đoàn General Electric (GE) đến từ Hoa Kỳ. Thông qua chi nhánh Công ty TNHH GE Việt Nam (thành lập năm 2003), doanh nghiệp này bày tỏ nguyện vọng được nghiên cứu khảo sát 2 dự án điện gió với quy mô rất đáng chú ý.
Cụ thể, dự án nhà máy điện gió Chi Lăng (tại các xã Hữu Kiên, Quan Sơn, Liên Sơn huyện Chi Lăng và xã Hữu Lan, huyện Lộc Bình) có tổng công suất 165 MW, diện tích nghiên cứu là 1.431ha. Theo dự kiến, nhà máy sẽ phát điện vào khoảng 2024-2025. GE Việt Nam đưa ra tổng mức đầu tư khoảng 6.451 tỷ đồng.
GE Việt Nam cũng đề xuất nghiên cứu dự án điện gió Ái Quốc với tổng công suất 253MW. Đặt tại địa bàn các xã của huyện Lộc Bình, huyện Đình Lập, dự án sẽ được nghiên cứu trên diện tích 3.817ha, trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2022. Dự kiến phát điện vào 2024-2025, nhà máy này được ước tính tổng mức đầu tư khoảng 12.903 tỷ đồng.
GE là một trong những công ty Mỹ đầu tiên thiết lập chi nhánh tại Việt Nam vào năm 1993 với văn phòng đại diện đầu tiên tại Hà Nội. Sau đó, năm 2001, công ty mở văn phòng tại TP.HCM. Đến năm 2003, General Electric thành lập Công ty TNHH GE Việt Nam (với 100% vốn đầu tư của GE) hoạt động ở nhiều mảng về dịch vụ hậu mãi thiết bị y tế, thiết bị điện và năng lượng. GE đã trở nên rất quen thuộc với thị trường Việt Nam khi điền tên mình vào nhiều đại dự án năng lượng như điện khí LNG Long Sơn tại Bà Rịa – Vũng Tàu (cung cấp thiết bị, dịch vụ và đóng góp vốn đầu tư, với tổng giá trị tham gia là 1 tỉ USD) hay dự án điện từ khí hóa lỏng Bạc Liêu (Delta Offshore Energy, Bechtel Corporation, GE và McDermott ký thỏa thuận phát triển dự án với tổng giá trị đầu tư lên đến 4 tỷ USD).
Trước đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đồng ý cho Công ty BayWa r.e Wind Pte.Ltd. thực hiện khảo sát, nghiên cứu, bổ sung quy hoạch 3 dự án điện gió trên địa bàn các huyện Chi Lăng, Lộc Bình, Cao Lộc và Văn Quan từ quý III/2020.
Tới tháng 12/2020, doanh nghiệp (đăng ký thành lập tại Singapore) nêu trên có văn bản đề nghị tỉnh Lạng Sơn chấp thuận công ty thành viên của mình tiếp quản các hoạt động liên quan đến đề án khảo sát, nghiên cứu, bổ sung quy hoạch 3 dự án điện gió nêu trên.
Cụ thể, với lý do tình hình đại dịch Covid – 19 nên việc thành lập công ty tại Việt Nam của BayWa r.e bị chậm trễ. Do đó, để đảm bảo tiến độ, tập đoàn này đã làm hồ sơ xin khảo sát, nghiên cứu, bổ sung quy hoạch 3 dự án điện gió thông qua trụ sở của tập đoàn tại Singapore với cam kết: khi công ty của Tập đoàn này tại Việt Nam thành lập xong sẽ tiếp quản và tiếp tục thực hiện toàn bộ các nội dung, hoạt động đầu tư của BayWa r.e. tại Việt Nam.
Đồng thời, Tập đoàn này cho biết đã hoàn thành thủ tục thành lập Công ty TNHH BayWa r.e Wind Projects Việt Nam (đăng ký lần đầu ngày 28/8/2020), qua đó đề nghị UBND tỉnh chấp thuận Công ty nêu trên tiếp quản toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan tới 3 dự án điện gió.
Công ty TNHH Baywa r.e Wind Projects Việt Nam có vốn điều lệ 232,9 triệu đồng, do ông Daniel Gafke (quốc tịch Đức) làm chủ tịch hội đồng thành viên.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.