Nhà đầu tư Nhật Bản hồi sinh công ty trà bí đao Wonderfarm

Trần Anh Thứ tư, 23/05/2018 - 09:17

Quá trình thâu tóm và tái cơ cấu chủ sở hữu thương hiệu trà bí đao Wonderfarm diễn ra nhiều năm và ngốn của nhà đầu tư Nhật Bản không ít tiền của.

Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế (IFS) ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1/2018 tích cực. Doanh thu thuần của công ty đạt 325 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận trước thuế đạt 40 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi.

Duy trì đà tăng trưởng kể từ cuối năm 2016 đến nay, IFS cho thấy tín hiệu hồi sinh sau quãng thời gian dài đắm chìm trong thua lỗ. 

Được thành lập từ cuối năm 1991 với vốn đầu tư ban đầu khoảng hơn 1 triệu USD, Interfood tiền thân là Công ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm Quốc tế (IFPI), doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với cổ đông sáng lập từ Malaysia.

Năm 2005, Interfood ký hợp đồng với Wonderfarm Biscuits and Confectionery để thuê thương hiệu Wonderfarm cho các sản phẩm của công ty. Thương hiệu trà bí đao Wonderfarm nhanh chóng làm mưa làm gió ở thị trường phía Nam, đưa Interfood trở thành đối trọng lớn với Chương Dương, Tribeco hay Tân Hiệp Phát trong lĩnh vực nước trái cây không gas.

Tuy nhiên, đến năm 2008, Interfood bất ngờ báo lỗ tới 262 tỷ đồng. Bất chấp doanh thu của công ty có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, khoản lỗ lũy kế của công ty cũng ngày một lớn dần. Interfood thua lỗ khá khó hiểu khi sản phẩm Wonderfarm của doanh nghiệp này vẫn được ưa chuộng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trưởng.

Lý giải nguyên nhân, Interfood cho biết vấn đề nằm ở chi phí của doanh nghiệp này quá lớn. Năm 2008, tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu lên lên tới 94%. Việc không quản lý nổi chi phí và các hoạt động đầu tư mở rộng sang lĩnh vực khác như sản xuất bánh quy khiến lợi nhuận của công ty bốc hơi nhanh chóng.

Thua lỗ buộc Interfood buông tay khỏi các dự án mở rộng. Công ty phải chấm dứt dự án vào CTCP Thực phẩm Quốc tế Miền Bắc và sau đó là bán nốt nhà máy sản xuất bao bì của mình cho đối tác khác vào năm 2010.

Khó khăn của Interfood, một phần đến sự sa sút của công ty mẹ tại Malaysia. Đến tháng 3/2011, khi tập đoàn Kirin của Nhật Bản mua lại toàn bộ công ty mẹ và gián tiếp sở hữu cổ phần tại IFS, hoạt động tái cơ cấu bắt đầu diễn ra.

Kirin cam kết hỗ trợ IFS những khoản vay để doanh nghiệp này giải quyết thua lỗ, đồng thời bổ sung thêm các sản phẩm của Kirin, bao gồm nước giải khát Ice+, Latte và Tea Break vào danh mục hàng hóa của IFS.

Dù IFS kỳ vọng sớm có lãi từ sự hỗ trợ của Kirin, quá trình tái cơ cấu không nhanh như mong đợi. IFS tiếp tục báo lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2013 do âm hết vốn điều lệ.

Về phía Kirin, doanh nghiệp này vẫn kiên trì thâu tóm dần cổ phần tại IFS, song song với việc bơm vốn để doanh nghiệp này duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 2015, Kirin nâng tỷ lệ sở hữu tại Interfood lên trên 95% và từ giữa năm 2016, doanh nghiệp này bất ngờ báo lãi trở lại.

Trà bí đao hết ‘bí’
Phải mất 5 năm, đại gia Nhật Bản mới hoàn tất việc thâu tóm và tái cơ cấu IFS.

Ban lãnh đạo của công ty lý giải, doanh thu và lợi nhuận của IFS tăng mạnh đến từ việc công ty đã mạnh dạn thanh lý các dây chuyền sản xuất bánh quy và cắt toàn bộ các hoạt động liên quan tới mảng này để tập trung phát triển sản phẩm chủ lực là trà bí đao Wonderfarm. Nhờ vậy, các khoản chi phí của công ty được quản lý tốt hơn hẳn. 

Hiện tại, các sản phẩm đồ uống mang thương hiệu Wonderfarm và Kirin đang đóng góp 86% tổng doanh thu của IFS.

Chuyển dịch kinh doanh từ mở rộng hoạt động (bán thêm bán quy) quay về với sản phẩm cốt lõi (trà bí đao), IFS cho thấy hiệu quả kinh doanh rõ rệt. Trong đại hội cổ đông năm nay, công ty dự kiến doanh thu bán hàng và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 1.658 tỷ đồng và 100 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công ty sẽ mua lại thương hiệu Wonderfarm và các thương hiệu khác đang thuê của Biscuits & Confectionery Sdn. Bhd, Malaysia với giá trị chuyển nhượng tối đa là 200.000 USD. 

Báo cáo của Euromonitor cho biết, Interfood đang nắm giữ khoảng 3,5% thị phần nước giải khát tại Việt Nam, bị bỏ lại khá xa so với các doanh nghiệp đầu ngành như PepsiCo, Coca-cola hay Tân Hiệp Phát. Mặc dù vậy, sau cú trượt dốc kéo dài hơn 10 năm, IFS không tỏ ra vội vàng. Công ty đặt mục tiêu sẽ tăng thị phần nội địa của ngành hàng giải khát từ 3% lên 8% trong 5 năm tới, tập trung đẩy mạnh mảng nước uống dinh dưỡng như nước đóng chai, nước ép hoa quả. 

Từ kẻ thất trận phải bán mình, Nokia đã hồi sinh như thế nào?

Từ kẻ thất trận phải bán mình, Nokia đã hồi sinh như thế nào?

Doanh nghiệp -  6 năm
Nhà máy sản xuất giấy, nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu đang viết tiếp chương mới trong hành trình 150 năm của mình.
Từ kẻ thất trận phải bán mình, Nokia đã hồi sinh như thế nào?

Từ kẻ thất trận phải bán mình, Nokia đã hồi sinh như thế nào?

Doanh nghiệp -  6 năm
Nhà máy sản xuất giấy, nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu đang viết tiếp chương mới trong hành trình 150 năm của mình.
Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  1 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  16 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  16 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  18 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  19 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  21 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.