Từ kẻ thất trận phải bán mình, Nokia đã hồi sinh như thế nào?

Trần Anh Thứ bảy, 28/04/2018 - 09:00

Nhà máy sản xuất giấy, nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu đang viết tiếp chương mới trong hành trình 150 năm của mình.

Nokia đã thay đổi bản thân rất nhiều lần trong lịch sử phát triển kéo dài 150 năm của mình. Từ một nhà máy sản xuất giấy được thành lập năm 1865, Nokia đã phát triển sang rất nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành tập đoàn đa quốc gia.

Được biết đến nhiều hơn cả nhờ những chiếc điện thoại di động mang thương hiệu Nokia. Năm 2007, Nokia là doanh nghiệp thống trị thị trường điện thoại di động, với 40% thị phần trên toàn thế giới nhờ vào những công nghệ độc quyền và khả năng mở rộng quy mô nhanh chóng.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của iPhone đánh dấu kỷ nguyên smartphone đã lấy đi của Nokia tất cả. Chỉ sau 5 năm tới năm 2012, Nokia rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi giá trị tị trường của hãng giảm tới 96%. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, công ty lỗ hơn 2 tỷ USD.

Từ kẻ thất trận phải bán mình, Nokia đang hồi sinh như thế nào?

Trước tình hình trên, Nokia đã đặt cược vào một kế hoạch tái cơ cấu hoàn toàn tập đoàn. Câu hỏi lớn đầu tiên đó là số phận của mảng kinh doanh di động. Trong cuộc chiến hệ sinh thái di động, iOS của Apple và Android của Google đã hình những thế lực thống trị, còn Windows Phone của Nokia không để lại ấn tượng đáng kể. Vì vậy, Nokia quyết định bán lại toàn bộ mảng kinh doanh di động cho Microsoft trong một thương vụ trị giá 7,2 tỷ 

Sau khi thoái vốn, các mảng kinh doanh của Nokia chỉ còn 3 phần chính: hạ tầng mạng, dịch vụ bản đồ và bằng sáng chế công nghệ. Câu hỏi chiến lược lớn tiếp theo đó là Nokia nên tập trung vào con đường đầu tư hay phát triển?

Từ kẻ thất trận phải bán mình, Nokia đang hồi sinh như thế nào? 1

Trong 3 lĩnh vực, mảng hạ tầng mạng chiếm tỷ trọng lớn nhất của Nokia lúc đó. Nhưng trước đó, vào năm 2007, Nokia đã liên doanh với Siemen và dự tính giảm sự hiện diện của mình trong lĩnh vực này thông qua việc thoái vốn và IPO.

Tuy nhiên, tới năm 2013, “đánh hơi” thấy cơ hội, Nokia đã đưa ra quyết định ngược lại. Công ty quyết định thâu tóm toàn bộ mảng kinh doanh hạ tầng mạng của Siemen. Thỏa thuận liên doanh giữa hai bên sắp kết thúc, và một bên sẽ phải thâu tóm toàn bộ phần còn lại, chấp nhận mỏi rủi ro và cơ hội.

Bước đi chiến lược này đã mang lại thành công vang dội cho Nokia. Chỉ trong vòng 2 năm sau đó, Nokia đã biến hạ tầng mạng thành mảng cốt lõi mới , tạo ra nhiều tỷ đô la giá trị cho các cổ đông.

Toàn bộ tham vọng trong lĩnh vực hạ tầng mạng đã được bộc lộ vào năm 2015, khi Nokia tuyên bố ý định thâu tóm Alcatel – Lucent. Với thương vụ thâu tóm trị giá 16,6 tỷ USD này, Nokia từ một nhà cung cấp mạng di động thành nhà cung cấp đầy đủ hạ tầng mạng (bao gồm của các dịch vụ như IP định tuyến và mạng quang), đẩy mạnh sự hiện diện của mình tại thị trường Bắc Mỹ. 

Từ kẻ thất trận phải bán mình, Nokia đang hồi sinh như thế nào? 2

Cũng trong năm 2015, Nokia tiếp tục tập trung mạnh vào mảng kinh doanh lõi khi quyết định bán nốt mảng kinh doanh bản đồ cho các doanh nghiệp ô tô của Đức (Audi, BMW, Daimler) với giá 3 tỷ USD.

Mặc dù đã định vị lại bản thân thành một nhà cung cấp hạ tầng mạng, Nokia vẫn quyết định giữ lại các bằng sáng chế công nghệ nhằm duy trì truyền thống đổi mới và sáng tạo. Ngoài việc giữ phần lớn các bằng sáng chế của Nokia, bộ phần này sẽ tập trung vào công nghệ đổi mới trong các lĩnh vực như thực tại ảo và chăm sóc sức khỏe. Bộ phận này chỉ chiếm dưới 5% doanh thu của Nokia năm 2016, song lại đóng góp tới 22% lợi nhuận và còn chiếm tỷ trọng giá trị cao hơn thế.

Để minh họa cho hành trình thay đổi của Nokia, có thể nhìn vào sự thay đổi về mặt nhân sự của tập đoàn này: Tính từ lúc tái cơ cấu cho tới đầu năm 2017, 99% nhân sự của công ty đã ra đi. 80% ban quản trị được thay đổi và chỉ còn lại đúng một người trong ban điều hành còn làm việc đến nay.

Chủ tịch Nokia Risto Silasmaa, người lên nắm quyền vào tháng 5/2012, giai đoạn đỉnh điểm khủng hoảng của Nokia, đã miêu tả hành trình này như sau: “Chúng tôi đã loại bỏ hoàn toàn động cơ, khoang hành khách, và cả cánh của một chiếc máy bay để lắp ráp ra một chiếc mới trông thật khác”.

Kết quả, Nokia đã “biến thân”, từ một nhà sản xuất thiết bị di động đang trên bờ vực phá sản thành công ty hàng đầu thế giới về hạ tầng mạng và công nghệ. Tính tới giữa năm 2017, giá trị thị trường của Nokia đã tăng hơn 500% so với thời điểm khủng hoảng cách đó 5 năm.

Từ kẻ thất trận phải bán mình, Nokia đang hồi sinh như thế nào? 3

Sự chuyển mình thần kỳ này của Nokia, sẽ không phải là bước đi cuối cùng. Thành công của Nokia chỉ ra rằng một tập đoàn hàng đầu cũng có thể vướng vào những rắc rối lớn, song vẫn có thể thay đổi bản thân và trở lại mạnh mẽ hơn. Hiện tại, Nokia đã quay trở lại vinh quang của công ty Phần Lan giá trị nhất thế giới. Nhà máy sản xuất giấy, nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu, đang viết tiếp một chương mới trong hành trình của mình.

Chiến lược của PNJ: ‘Thế giới di động’ của ngành vàng trang sức

Chiến lược của PNJ: ‘Thế giới di động’ của ngành vàng trang sức

Doanh nghiệp -  6 năm
Tính tới cuối năm 2017, PNJ có 269 cửa hàng bán lẻ, con số chỉ đứng sau những tên tuổi lớn nhất Việt Nam như Thế giới di động, FPT Retail hay Vingroup. Riêng trong lĩnh vực bán lẻ vàng trang sức, PNJ bỏ xa DOJI, Bảo Tín Minh Châu.
Chiến lược của PNJ: ‘Thế giới di động’ của ngành vàng trang sức

Chiến lược của PNJ: ‘Thế giới di động’ của ngành vàng trang sức

Doanh nghiệp -  6 năm
Tính tới cuối năm 2017, PNJ có 269 cửa hàng bán lẻ, con số chỉ đứng sau những tên tuổi lớn nhất Việt Nam như Thế giới di động, FPT Retail hay Vingroup. Riêng trong lĩnh vực bán lẻ vàng trang sức, PNJ bỏ xa DOJI, Bảo Tín Minh Châu.
Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ

Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Tiêu điểm -  2 giờ

Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.

Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa

Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa

Doanh nghiệp -  3 giờ

Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.

Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao

Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao

Tiêu điểm -  3 giờ

Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.

Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tiêu điểm -  3 giờ

Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử, cơ hội và thách thức

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử, cơ hội và thách thức

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Bất động sản -  5 giờ

Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.