Petrolimex muốn mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất
Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BRS), đơn vị quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự kiến sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 7/11
Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn dự kiến sẽ huy động được khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng (84 triệu USD) từ việc bán 4% cổ phần trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 7/11 tới, theo Chủ tịch công ty Nguyễn Hoài Giang.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông Nguyễn Hoài Giang cho biết, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất - đang chờ Chính phủ phê duyệt kế hoạch chào bán 132 triệu cổ phần trong đợt IPO sắp tới. Giá cổ phiếu dự kiến ban đầu là 14.600 VND/cổ phiếu. Công ty kỳ vọng sẽ bán được 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu cho các nhà đầu tư chiến lược trong năm tới.
"Nhà máy lọc dầu rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Câu hỏi đặt ra là các nhà quản lý có cởi mở đối với các nhà đầu tư hay không", ông Michel Tosto, người đứng đầu bộ phận bán hàng và môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt nhận định.
Nhà máy kỳ vọng Chính phủ sẽ phê duyệt kế hoạch IPO trong vòng ba tuần, ông Giang nói. Trước khi tiến hành IPO, công ty sẽ tiến hành tổ chức roadshow tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, ông cho biết thêm.
Quyết định IPO diễn ra trong bối cảnh Chính phủ muốn thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các công ty nhà nước. Ngoài nhà máy Dung Quất, Chính phủ cũng muốn bán cổ phần của mình tại công ty Sabeco và Habeco. Tuần trước, Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) công bố kế hoạch bán thêm 3,33% cổ phần của Nhà nước tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong năm nay.
Theo ông Giang, các công ty quan tâm tới các cổ phiếu chiến lược của nhà máy bao gồm Tập đoàn năng lượng đa quốc gia Repsol (Tây Ban Nha), Công ty World Petroleum (Mỹ) và Tập đoàn Petrolimex. Ngoài ra, còn có khoảng 17 doanh nghiệp đầu tư trong và nước ngoài khác cũng quan tâm tới dự án.
"Việc mở bán được tiến hành cho cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, nhưng chúng tôi sẽ ưu tiên cho các đối tác hoạt động cùng ngành công nghiệp và có thể hỗ trợ chúng tôi phát triển và hoạt động hiệu quả hơn", ông nói.
Kế hoạch mở rộng
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đang tìm kiếm một cố vấn tài chính, tư vấn cho kế hoạch vay 1,2 tỷ USD để mở rộng nhà máy Dung Quất, dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Sau khi mở rộng, nhà máy dự kiến sẽ sản xuất 192.000 thùng/ngày từ mức 148.000 thùng/ngày như hiện nay, ông Giang cho biết thêm.
"Chúng tôi hy vọng đáp ứng được 45% nhu cầu trong nước sau khi mở rộng nhà máy. Hiện nay, con số này đạt 30%", ông Giang nói.
Lọc dầu Dung Quất công bố lợi nhuận tăng mạnh trước thềm IPO
Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BRS), đơn vị quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự kiến sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 7/11
Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được cổ phần hóa trong bối cảnh giá dầu thấp và doanh thu, lợi nhuận đều giảm mạnh.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.