Tiêu điểm
'Nhà nước cần nhanh chóng quản lý, quy hoạch điện mặt trời dân dụng'
Theo các chuyên gia về năng lượng mặt trời, điện mặt trời dân dụng không phải là thứ an toàn tuyệt đối, do vậy, Nhà nước cần nhanh chóng quản lý và quy hoạch nó càng sớm càng tốt.
Theo các chuyên gia về năng lượng mặt trời, với những diễn biến về mặt chính sách trong thời gian gần đây, nhiều khả năng năm 2018 việc sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện sẽ trở thành một xu hướng ở các đô thị lớn, nhất là tại TP. HCM.
Điện mặt trời được hộ gia đình đầu tư sản xuất, nếu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho phép hòa lưới và thay công tơ 2 chiều miễn phí.
Nếu hệ thống tấm pin mặt trời không tạo ra điện đủ cho hộ gia đình sử dụng, lưới điện quốc gia sẽ tự động cung cấp. Ngược lại, nếu hệ thống pin cung cấp hơn nhu cầu gia đình, phần điện thừa sẽ tự động hòa vào lưới điện quốc gia.
Hàng tháng chúng ta chỉ cần trả phần điện chênh lệch. Nếu cuối năm phần thừa vẫn còn, EVN sẽ mua lại với giá 2.086 đồng/1kWh.
"Thị trường năng lượng mặt trời đang có dấu hiệu bùng nổ ở Việt Nam với việc hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước nhảy vào xây dựng các nhà máy điện mặt trời. Tất nhiên, thị trường điện mặt trời dân dụng cũng không đứng ngoài cuộc. Trong 4 năm tới, sẽ có nhiều mái nhà trong các đô thị lớn như TP. HCM xuất hiện tấm ốp pin mặt trời", ông Nguyễn Thượng Quân, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ tích hợp Sao Nam cho biết.
Cũng theo ông Quân, điện mặt trời ở Úc, Mỹ hay châu Âu đã dùng từ lâu, Việt Nam thì mới quan tâm tới trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, lợi thế của Việt Nam chính là sẽ được tiếp nhận tất cả những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới.
"Nhà nước cần nhanh chóng quy hoạch và quản lý nguồn năng lượng mới sắp bùng phát này, nhằm đảm bảo an toàn điện, hiệu suất, chống cháy nổ. Nếu không nhanh chóng hành động, để những hệ thống pin rẻ tiền nhưng không đảm bảo an toàn tràn ngập thị trường, Nhà nước có thể phải đổ nhiều nhân lực và vật lực để đi dọn bãi rác đó", ông Quân cảnh báo.
Báo cáo khảo sát về năng lượng mặt trời của các tổ chức uy tín cho thấy, từ miền Trung trở vào miền Nam của Việt Nam, năng lượng bức xạ mặt trời luôn ở mức cao, ứng dụng điện năng lượng mặt trời rất hiệu quả.
Khu vực miền Nam, vị trí tấm pin hiệu quả nhất là khi mặt pin hướng về phía Nam, nghiêng 10 đến 15 độ. Kích thước tấm pin phổ biến là 1m x 1,65m hoặc 1m x 2m. Mỗi kWp lắp đặt, trung bình hàng ngày cho ra 4kWh đến 5kWh.
Hiện tại, pin năng lượng mặt trời có 3 kiểu công nghệ bộ nghịch lưu (inverter), mỗi loại có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện kinh tế để người dân mua loại thích hợp. Tuy nhiên, người dân cần cân đo đong đếm kỹ càng nếu muốn sử dụng hệ thống pin có công nghệ được đề cập đầu tiên dưới đây.
Inverter tập trung có chi phí đầu tư thấp nhưng chi phí bảo trì lại cao, do không thể tự động ngắt dòng điện nên rất dễ cháy nổ. Khi cháy nổ không nên dập tắt nó bằng nước bình thường như các đám cháy khác, mà phải đợi hệ thống cháy hoàn toàn mới xịt nước, nếu không muốn bị giật.
Inverter phân tán ưu điểm là chi phí bảo trì thấp, an toàn tuyệt đối bởi nếu hệ thống điện xảy ra sự cố nó sẽ tự động ngắt điện. Nhược điểm là chi phí đầu tư cao, hơn Inverter tập trung khoảng 20%.
Inverter tập trung kèm mạch điều khiển tấm pin: Chính nhờ bộ điều khiển gắn theo từng tấm pin (còn gọi là bộ tối ưu công suất) mà hệ thống này trở nên an toàn, khi mất điện lưới hoặc tắt inverter hay vòng mạch bị hở, lập tức mạch điều khiển sẽ đưa điện ra tại mỗi tấm pin là 1V. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao hơn Inverter tập trung.
Thấy gì từ những kế hoạch điện mặt trời đầy tham vọng ở Việt Nam?
Động thái mới tại dự án điện mặt trời 1,2 tỷ USD ở TP. HCM
Sau khi vừa tái khẳng định cam kết đầu tư vào thị trường Việt Nam thêm 360 triệu USD để xây dựng nhà máy thứ hai, First Solar bắt đầu rầm rộ tuyển nhân sự phục vụ kế hoạch sản xuất.
Cơn sốt điện mặt trời ở Việt Nam
Hàng trăm dự án điện mặt trời đã đăng ký đầu tư ở Việt Nam với tổng công suất nguồn lên tới 17.000 MW.
Điện mặt trời liệu có ‘lên ngôi’ ở Việt Nam?
Cho rằng điện than thiếu bền vững, theo nhiều chuyên gia năng lượng tái tạo, tiêu biểu là nguồn năng lượng từ mặt trời cần được ưu tiên phát triển.
Bài toán điện mặt trời
Đầu tư điện mặt trời là sự lựa chọn thân thiện cho môi trường và bền vững cho hệ sinh thái chung. Thế nhưng, bên cạnh yếu tố thời gian thu hồi vốn khá dài, vẫn có một thách thức khác hiếm khi được nhắc tới, đó chính là xử lý ô nhiễm gây ra từ dự án điện mặt trời.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.