Leader talk

Thấy gì từ những kế hoạch điện mặt trời đầy tham vọng ở Việt Nam?

Michael Modler* Thứ sáu, 08/12/2017 - 09:00

Năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò lớn hơn trong lưới điện quốc gia, nhưng việc phát triển các nhà máy điện truyền thống sao cho hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ là nền tảng cho chiến lược năng lượng của Việt Nam trong thập kỷ tới.

Mô hình dự án điện mặt trời kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Gần đây, những tin tức về điện ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều trên truyền thông. Bạn đọc có thể đã quen thuộc với những tin tức về điện ở Việt Nam như: giá than đang tăng trên thị trường thế giới; Cơ quan Năng lượng quốc tế công bố Báo cáo năm 2017 ghi nhận sự phụ thuộc ngày càng lớn của Việt Nam vào nhập khẩu than; Chính phủ quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản để phát triển nhà máy nhiệt điện than trị giá 2,6 tỷ USD tại Khánh Hòa hay Bộ Công thương vừa công bố tăng giá điện thêm 6% từ 1/12.

Những câu chuyện này đều phản ánh sự thay đổi căn bản trong chiến lược năng lượng của Việt Nam. Từ trước tới giờ, Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các nhà máy thủy điện và bán điện cho người tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp nhà nước với mức giá trợ cấp. Tuy nhiên, ai cũng biết cách này không bền vững về lâu dài.

Bản chất của thủy điện là phụ thuộc theo mùa và điều kiện tự nhiên, do đó tính ổn định không cao. Bên cạnh đó, Việt Nam về cơ bản đã tối đa hóa tiềm năng từ nguồn này, vì các con sông lớn đều đã được xây đập. Việc bán điện ở mức giá thấp hơn giá thị trường mang chủ ý tốt, nhưng nó bóp méo các tín hiệu thị trường và làm nặng gánh thêm cho ngân sách nhà nước.

Phát triển các nhà máy nhiệt điện than rõ ràng không phải là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này. Dù ta có thể giảm thiểu tác động đến môi trường bằng công nghệ tiên tiến, nhưng chúng sẽ không thể nào hoàn toàn sạch các-bon như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió.

Ô nhiễm không khí đang được chú ý hơn ở Việt Nam. Người dân đang rất quan tâm đến tác động môi trường của các dự án công nghiệp lớn, đặc biệt sau thảm hoạ Formosa dọc bờ biển miền Trung năm ngoái.

Liệu chúng ta có sai lầm khi ký kết cấp phép cho các dự án nhiệt điện than? Khi đọc những bài báo phản ánh việc nhà đầu tư đổ xô đi xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời ở miền Trung, người ta chắc sẽ tự hỏi: tại sao năng lượng mặt trời lại không thể hiện diện nhiều hơn trên bản đồ năng lượng của Việt Nam trong tương lai?

Thế giới ưa chuộng năng lượng tái tạo đến thế vì nhiều lý do. Thứ nhất là những lo ngại về môi trường và hiện tượng Trái đất nóng lên. Thứ hai là mong muốn về thế mạnh chiến lược cho an ninh năng lượng quốc gia (nếu năng lượng tái tạo nội địa đủ, ta có thể giảm phụ thuộc nhập khẩu). Thứ ba là việc năng lượng tái tạo ngày càng rẻ (đặc biệt là năng lượng mặt trời) và khả năng cạnh tranh về chi phí của nó so với những nguồn truyền thống.

Tuy nhiên, tôi cảm giác những lời ca ngợi rùm beng về điện mặt trời có lẽ chỉ là những kỳ vọng hão huyền được thổi phồng. Hiện tại, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 7,5% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hơn nữa, con số này sẽ nhỏ đi nhiều nếu không tính các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu. 

Ví dụ, Đức đã triển khai khung trợ cấp mạnh mẽ và các động lực khác để giúp năng lượng tái tạo chiếm 25% tổng lượng điện. Nước này cũng dự định đưa con số này lên 40% trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, với hầu hết các quốc gia khác, việc đạt được đến con số này là một viễn cảnh xa vời.

Bên cạnh đó, tài chính và tác động môi trường không phải là yếu tố duy nhất để các nhà hoạch định chính sách cân nhắc khi đưa ra chiến lược năng lượng, vì họ cũng phải tính đến khả năng sẵn có, độ ổn định và tính khả thi của nguồn năng lượng đó.

Nhiều nơi không đủ gió hoặc ánh sáng mặt trời để vận hành các dự án năng lượng tái tạo. Nếu có, năng lượng tạo ra cũng thất thường vì gió không phải lúc nào cũng thổi và trời không phải lúc nào cũng nắng. Đây không phải là nguồn năng lượng mà chúng ta có thể chủ động điều khiển.

Hiện tại, các nhà máy điện tái tạo không thể hoạt động ở bất cứ nơi nào mà vẫn tạo hiệu suất cao ở giai đoạn này vì lưới điện không hỗ trợ. Ở châu Âu, các chính phủ đang cố gắng nâng cấp lưới điện để dự trữ điện hiệu quả hơn và vận hành các nhà máy đồng bộ hơn. Tuy nhiên, quá trình này dự kiến ​​sẽ tiêu tốn hàng trăm tỷ đô la Mỹ.

Đối với nhiều nước, tỷ trọng mật độ năng lượng (chỉ số thể hiện năng lượng được dự trữ trên một khu vực) khá thấp của năng lượng tái tạo lại là một vấn đề khác. Trong khi các nhà máy điện truyền thống (than, dầu, hạt nhân, thuỷ điện và khí tự nhiên) có thể sản xuất hơn 1000W điện trên mỗi mét vuông diện tích đất, thì con số này của các nhà máy điện mặt trời chỉ là gần 20W/m2, kể cả ở địa điểm thuận lợi nhất.

Ví dụ, một trong những nhà máy điện mặt trời nổi tiếng nhất trên thế giới là dự án Agua Caliente trên sa mạc Arizona, một trong những nơi nhiều nắng nhất trên trái đất. Nhà máy này có diện tích 971 ha, là một diện tích đất rất lớn nếu đặt trong tương quan với công suất của nhà máy chỉ là 290 MW. Sản lượng của các nhà máy điện truyền thống tương đối lớn ở Mỹ và các nơi khác phải gấp đó 10 lần.

Yêu cầu về diện tích đất lớn để sản xuất điện mặt trời không phải thứ gì quá to tát ở Arizona, nơi mật độ dân số khoảng 22 người/km2 và hầu hết dân cư sống tập trung ở thủ phủ Phoenix. Nhưng mọi chuyện sẽ phức tạp hơn rất nhiều ở những nơi đông dân hơn, chẳng hạn như ở tỉnh Bình Định, nơi có mật độ dân số 290 người/km2 (gấp 10 lần Arizona) và dân cư sống rải rác trong các thị trấn và làng xóm nhỏ.

Tóm lại, phát triển năng lượng sạch rõ ràng là rất quan trọng, nhưng chúng ta nên có cái nhìn thực tế về tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Việt Nam. 

Năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò lớn hơn trong lưới điện quốc gia, nhưng việc phát triển các nhà máy điện truyền thống sao cho hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động của chúng đến môi trường sẽ là nền tảng cho chiến lượcnăng lượng của Việt Nam trong thập kỷ tới.

Theo thông tin từ Cổng điện tử Chính phủ, đại diện Chương trình Năng lượng của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) cho biết tính đến hết tháng 7/2017 đã có hàng trăm dự án điện mặt trời được đăng ký đầu tư vào Việt Nam với tổng công suất nguồn lên tới 17.000 MW.
Tỉnh Ninh Thuận là địa phương có tiềm năng điện mặt trời rất lớn, thu hút khoảng 140 dự án, Đắk Lắk 13 dự án và Khánh Hòa 12 dự án… Trong đó có nhiều dự án quy mô đầu tư lớn: Dự án điện mặt trời công suất hơn 2.000 MW của Tập đoàn Thiên Tân đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận và Quảng Ngãi. Tập đoàn Xuân Cầu đầu tư khoảng 2.000 MW ở Tây Ninh, Tập đoàn TH True-Milk và Công ty Xuân Thiện đầu tư các dự án điện mặt trời tại tỉnh Đắk Lắk với công suất đặt khoảng 3.000 MW.
Hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đang tiến hành đầu tư gần 20 dự án với tổng công suất đặt khoảng 2.000 MW tại các tỉnh Khánh Hòa, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai…

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả: Ông Michael Modler, Giám đốc Phát triển kinh doanh tại Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC).

Cơn sốt điện mặt trời ở Việt Nam

Cơn sốt điện mặt trời ở Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm
Hàng trăm dự án điện mặt trời đã đăng ký đầu tư ở Việt Nam với tổng công suất nguồn lên tới 17.000 MW.
Cơn sốt điện mặt trời ở Việt Nam

Cơn sốt điện mặt trời ở Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm
Hàng trăm dự án điện mặt trời đã đăng ký đầu tư ở Việt Nam với tổng công suất nguồn lên tới 17.000 MW.
Hơn 50% dự án năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á không có khả năng thanh toán

Hơn 50% dự án năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á không có khả năng thanh toán

Phát triển bền vững -  6 năm

Khả năng vượt qua sự phụ thuộc vào các phương pháp sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch của các quốc gia Đông Nam Á được đánh giá cao nhưng nó chỉ hiện diện khi ngành năng lượng tái tạo có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

Đạt tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo khoảng 7% vào năm 2020

Đạt tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo khoảng 7% vào năm 2020

Phát triển bền vững -  6 năm

Đối với phát triển điện gió, mục tiêu đến năm 2020 đạt tổng công suất lắp đặt là 800 MW.

WB và EVN hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

WB và EVN hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 năm

Ngày 20/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phát động chiến dịch thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo với việc lắp đặt 5 trạm đo năng lượng mặt trời trên toàn quốc.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".