Điện mặt trời liệu có ‘lên ngôi’ ở Việt Nam?

Phan Trang Thứ bảy, 26/08/2017 - 17:10

Cho rằng điện than thiếu bền vững, theo nhiều chuyên gia năng lượng tái tạo, tiêu biểu là nguồn năng lượng từ mặt trời cần được ưu tiên phát triển.

Ảnh: Internet

Phụ thuộc điện than là thách thức với an ninh năng lượng?

Ông Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng cho biết, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, điện than vẫn là nguồn năng lượng chính cho phát triển kinh tế-xã hội khi chiếm tới gần 43% tổng công suất nguồn, đến năm 2020. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống này (năng lượng than) không thể đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, việc phụ thuộc vào điện than sẽ khiến Việt Nam gặp nhiều thách thức về năng lượng. Thách thức này đến từ việc gia tăng nhu cầu năng lượng nhưng nhu cầu năng lượng nhiều khi chưa tính đủ về khả năng sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nên chưa thật xác đáng.

Không chỉ vậy, sử dụng năng lượng kém hiệu quả là nguyên nhân chính khiến cường độ tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ở mức cao nhất thế giới. Điều này xuất phát từ chính sách đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam ít quan tâm đến hiệu quả năng lượng.

Theo bà Lan, Việt Nam nôn nóng muốn có tăng trưởng cao nên không chú ý đến các ngành tiêu tốn năng lượng như sắt thép, xi măng trong khi hiện nay thừa rất nhiều. Hơn nữa, trong khi công nghệ đã rất phát triển thì đâu đó vẫn còn suy nghĩ làm điện mặt trời, điện gió đắt hơn điện than để cố giữ làm điện than.

Theo đó, cần cân đối nguồn năng lượng không chỉ tập trung vào năng lượng than như hiện nay. Việc chuyển hướng sang tăng trưởng xanh là cần thiết cho Việt Nam, là con đường tắt để Việt Nam có thể đi lên chứ không nhất thiết phải đi theo lộ trình dài của các nước, gây ô nhiễm rồi mới nghĩ cách giảm thiểu tác động môi trường.

Điện mặt trời có phải lợi thế?

Theo số liệu của Hội Năng lượng sạch Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới. Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ, số giờ nắng đạt từ 2.000-2.600 giờ/năm, bức xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2, chiếm khoảng 2.000-5.000 giờ/năm.

Tuy tiềm năng rất lớn, nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam còn chưa đáng kể. Hầu hết các dự án điện mặt trời chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ.

Đơn cử, dự án điện mặt trời được nối lưới đầu tiên là Nhà máy Quang năng An Hội (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là dự án được triển khai từ năm 2014 và hoàn thành việc xây dựng lắp đặt, đấu nối vào lưới điện của Điện lực Côn Đảo vào đầu tháng 12/2014 nhưng công suất chỉ đạt 36 kWp, điện lượng hơn 50 MWh. Chỉ có một dự án điện mặt trời tại Quảng Ngãi là dự án có quy mô tương đối lớn, song cũng mới đang ở giai đoạn hoàn thiện.

Việc phát triển điện mặt trời cũng nhận được sự quan tâm của Chính phủ thể hiện tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam) khi quy định giá bán điện mặt trời tại Việt Nam là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 UScents/kWh theo tỷ giá ngày 10/4/2017), được giới chuyên gia đánh giá cao. Với mức giá này, các nhà đầu tư trong nước, khu vực có mối quan tâm lớn đến việc đầu tư kinh doanh năng lượng tái tạo đổ dồn về Việt Nam.

Dẫn chứng rõ hơn, đại diện Chương trình Năng lượng của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) cho biết tính đến hết tháng 7/2017 đã có hàng trăm dự án điện mặt trời được đăng ký đầu tư vào Việt Nam với tổng công suất nguồn lên tới 17.000 MW.

Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là những ưu đãi cho điện mặt trời chỉ được áp dụng trong 3 năm (từ 1/6/2017 đến 30/6/2019) đã khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng “vậy sau 3 năm tới giá điện mặt trời sẽ như thế nào?” và bày tỏ mong muốn có một chính sách giá điện mặt trời dài hơi, ổn định hơn để có thể khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.

Không chỉ có vậy, ông Đỗ Đức Tưởng, Cố vấn Năng lượng sạch Chương trình Năng lượng của USAID cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề khác liên quan đến điện mặt trời là hạ tầng chuyển tải lưới điện, có những khu vực dự án đăng ký nhiều nhưng máy biến áp của khu vực đó không đủ công suất để tiếp nhận tất cả dự án điện...

Bên cạnh đó, khi phát triển điện mặt trời, vấn đề bảo đảm an toàn lưới điện và nối lưới là điều mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lo lắng. Bởi càng nhiều năng lượng tái tạo thì càng làm hệ thống điện hiện tại mất ổn định. Bởi vậy, phải có giải pháp kỹ thuật như tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống điện thông minh góp phần giảm những tác động tiêu cực của năng lượng tái tạo đến hệ thống điện.

Trong Quy hoạch điện VII, mục tiêu phát triển nguồn điện mặt trời vào năm 2020 là 850 MW và đến năm 2030, con số này tăng lên gấp 15 lần. Cũng theo quy hoạch này, đến năm 2020, sản xuất điện từ năng lượng tái tạo sẽ chiếm 9,9% tổng công suất nguồn điện, tăng 4,3% so với Quy hoạch điện VII. Riêng đối với lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, đến năm 2030, phải đạt 12.000 MW.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là mục tiêu nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với ngành điện.


Hàng trăm dự án điện mặt trời đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Hàng trăm dự án điện mặt trời đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Đầu tư -  7 năm

Tính đến hết tháng 7/2017 đã có hàng trăm dự án điện mặt trời đăng ký đầu tư vào Việt Nam với công suất nguồn lên tới 17.000 MW.

Bài toán điện mặt trời

Bài toán điện mặt trời

Phát triển bền vững -  7 năm

Đầu tư điện mặt trời là sự lựa chọn thân thiện cho môi trường và bền vững cho hệ sinh thái chung. Thế nhưng, bên cạnh yếu tố thời gian thu hồi vốn khá dài, vẫn có một thách thức khác hiếm khi được nhắc tới, đó chính là xử lý ô nhiễm gây ra từ dự án điện mặt trời.

Từ 1/6: Giá bán điện mặt trời là 9,35 cents/kWh

Từ 1/6: Giá bán điện mặt trời là 9,35 cents/kWh

Tiêu điểm -  7 năm

Giá bán điện mặt trời được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 1/6/2017 tới là 9,35 cents/KWh,

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  8 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  10 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  10 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.