Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Theo Global Data, xung đột Nga - Ukraine không chỉ tác động tiêu cực đối với các nước tham chiến và khu vực châu Âu mà còn có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh toàn cầu.
Theo S&P Global Rating, căng thẳng Nga Ukraine sẽ có năm ảnh hưởng vĩ mô đến nền kinh tế toàn cầu.
Mối liên hệ trực tiếp về kinh tế giữa Nga và Ukraine. GDP của Nga và Ukraine đều sẽ giảm mạnh do cuộc xung đột. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tác thương mại của cả hai nước. Những tác động này có thể sẽ tuân theo "mô hình lực hấp dẫn", theo đó những nền kinh tế gần nhất về mặt địa lý với hai nước này sẽ phải chịu tác động lớn nhất.
Giá năng lượng và hàng hóa tăng cao. Hiệu ứng giá cả sẽ gây ra tác động rất lớn. Xung đột giữa hai quốc gia đã khiến cho mức giá năng lượng và giá hàng hóa vốn đã cao nay lại càng cao hơn. Ví dụ, dầu thô West Texas Intermediate đã tăng từ mức 75 USD vào cuối năm 2021 lên 95 đô la / thùng vào ngày Nga bắt đầu đổ bộ vào Ukraine. Và chỉ sau một tháng chiến sự, giá của loại dầu này đã tăng nhanh chóng lên đến mức 120 USD/thùng vào cuối tháng 3/2022.
Giá năng lượng và giá hàng hóa thay đổi theo mức tương ứng, vì trên thị trường, những người mua cũng thường đồng thời là những người bán và mọi nhà nhập khẩu đồng thời cũng là những nhà xuất khẩu. Nhưng giá cả cao sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến cầu vì người tiêu dùng thường phải chi tiêu nhiều hơn người sản xuất.
Tâm lý người tiêu dùng bị ảnh hưởng tiêu cực (Hiệu ứng Dunning–Kruger): Điều này sẽ gây những tác động gián tiếp và khó có thể đo lường được chính xác. Niềm tin vào thị trường giảm sẽ khiến các hộ gia đình thận trọng hơn, do đó thu hẹp quy mô hoặc hoãn các kế hoạch chi tiêu. Họ sẽ có xu hướng giảm những khoản chi lớn, giảm mua những mặt hàng có giá trị, dừng các kỳ nghỉ và các hoạt động cải tạo, trùng tu. Nhu cầu tư nhân giảm sẽ khiến cho kế hoạch đầu tư sản xuất của các công ty bị trì hoãn, dẫn đến tốc độ tăng trưởng giảm.
Ảnh hưởng đến kế hoạch hành động của các chính phủ. Đầu tiên, Fed có thể sẽ tăng lãi suất cho vay thêm sáu lần trong năm nay và bốn lần trong năm tới. Động thái này sẽ khiến cho lãi suất cơ bản cao hơn mức 2,5% của lãi suất trung lập.
Ngoài ra, S&P Global dự đoán Trung quốc sẽ ban hành những chính sách tài khóa nhằm loại bỏ tất cả những tác động tiêu cực do căng thẳng Nga-Ukraine lên khả năng phát triển kinh tế của nước này.
Với định hướng đề cao tính ổn định và mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 xấp xỉ 5,5%, các chính sách tài khóa của Trung Quốc có thể sẽ tập trung vào đầu tư công. Hầu hết các quốc gia khu vực đồng euro đang thực hiện các chính sách tài khóa nhằm giảm thiểu tác động của giá năng lượng đối với người tiêu dùng, trong khi đó Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang giảm dần các chính sách điều tiết tiền tệ.
Dự báo GDP toàn cầu và theo khu vực năm 2022
Với những tác động vĩ mô như trên, S&P Global đưa ra dự đoán: GDP toàn cầu có khả năng sẽ giảm 60 điểm cơ bản (bps) vào năm 2022 xuống còn 3,6%, và sau đó giảm tiếp 20 điểm cơ bản vào năm 2023. Dự báo, khu vực đồng euro sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất từ xung đột Nga - Ukraine.
Nga – Ukraine: Bất chấp mối quan hệ đồng minh, Trung Quốc có khả năng sẽ không hỗ trợ Nga một cách trực tiếp mà tiếp tục đứng ngoài cuộc xung đột. Tùy theo diễn biến, một số biện pháp trừng phạt của các quốc gia với Nga có thể sẽ được gỡ bỏ. Mặc dù vậy, một số hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp phương Tây và Nga có thể sẽ chấm dứt vĩnh viễn
Dự đoán GDP của Nga sẽ giảm 8% - 9% trong năm nay và có khả năng đi ngang trong năm tới. Do ảnh hưởng của hiệu ứng hấp dẫn, các nước liền kề và các nước phụ thuộc vào Nga (và Ukraine) sẽ chịu mức sản lượng thấp trong thời gian tới.
Hoa Kỳ: Nền kinh tế lớn nhất thế giới bị ảnh hưởng tương đối it bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine, do Hoa Kỳ có sự độc lập về hoạt động thương mại, năng lượng và tài chính với các quốc gia này. Ngoài ra, các hộ gia đình và doanh nghiệp phần lớn có thể chịu được mức giá năng lượng cao bằng cách sử dụng các bộ đệm tiết kiệm từ thời kỳ COVID-19.
Fed thắt chặt chính sách tiền tệ là nguyên nhân chính khiến tốc độ tăng trưởng trong nước giảm. Theo VOA News, vào tháng 1/2021, lạm phát của Mỹ đạt 6,1%, cao gấp 3 lần lạm phát mục tiêu (2%). Xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2 còn làm cho tình hình lạm phát nước này trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, Fed đã sử dụng những biện pháp quyết liệt hơn nhằm kiềm chế chỉ số này. Với kế hoạch tăng lãi suất 7 lần trong năm 2021 và 4 lần trong năm 2022, lãi suất cơ bản của nước này có thể vượt qua mức lãi suất trung lập và đạt 2,75% - 3,00% vào năm tới.
Dự báo GDP của Hoa Kỳ sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 3,2% vào năm 2022. Lạm phát, giá lương thực và giá nhiên liệu cao sẽ khiến cho tình trạng phân phối thu nhập của nước này bị ảnh hưởng trầm trọng, gây tác động tiêu cực đến các hộ gia đình có thu nhập thấp ở nước này.
Châu Âu: Giá năng lượng cao là lí do chính khiến tăng trưởng GDP của châu Âu đang chậm lại. Ngoài ra, căng thẳng Nga – Ukraine có tác động nhiều đến khu vực Đông Âu hơn so với khu vực Tây Âu.
Sau sự xuất hiện của biến chủng Omicron, thị trường châu Âu đang tốt trở lại. Nhu cầu về dịch vụ tăng lên, số lượng lao động và mức lương lao động tăng là những điểm sáng trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, xung đột Nga – Ukraine đang làm mọi thứ chậm lại.
Vào tháng Hai, lạm phát cơ bản của châu Âu ở mức 2,7%, thấp hơn nhiều so với ở Mỹ (6,5%). Điều này cho thấy Ngân hàng Trung ương Châu Âu có đủ khả năng để kiên nhẫn. Dự báo ECB sẽ có động thái mới vào cuối năm 2022 và sau đó giữ lãi suất ở dưới mức lãi suất trung lập (1,50%) cho đến giữa năm 2024.
Theo tính toán của S&P Global Rating, GDP của châu Âu ở mức 3,3% trong năm nay. Tây Ban Nha sẽ ổn định vào năm 2022, trong khi Đức vẫn gặp nhiều khó khăn bởi các vấn đề chuỗi cung ứng. Nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ lấy lại mức phát triển trước COVID-19 vào năm 2025. Cuối cùng, kế hoạch phục hồi EU đang được tiến hành, với nhiều khoản viện trợ không hoàn lại đã được giải ngân.
Châu Á - Thái Bình Dương: Cuộc xung đột Nga – Ukraine có tác động nhiều nhất đến vấn đề về năng lượng ở các nước châu Á – Thái Bình Dương. Điều này khiến cho giá năng lượng, lạm phát khu vực này tăng lên, đồng thời tăng trưởng giảm. Tuy nhiên, những tác động này đối với khu vực vẫn còn tương đối khiêm tốn.
Trung Quốc có khả năng giữ mức tăng trưởng gần 5% nhờ những biện pháp kích thích tài chính như: đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách tiền tệ và chính sách tài sản dễ dàng hơn. Sự phục hồi của khu vực dịch vụ và khu vực hộ gia đình vẫn còn thấp.
Trong khi đó giá năng lượng cao là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vấn đề lạm phát ở Ấn Độ. Khả năng Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ nghiêng về chính sách giữ nguyên hay siết chặt chính sách còn phụ thuộc vào mục tiêu tăng trưởng hay giảm lạm phát của chính phủ.
Cơ quan tiền tệ của Singapore cũng thắt chặt chính sách hơn, ngược lại Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lại không thực hiện điều này, đó là lý do tại sao đồng Yên suy yếu mạnh sau những tin tức gần đây của Fed.
Thị trường mới nổi: Các thị trường mới nổi (EM) sẽ chịu nhiều tác động nhất từ đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột. Nhưng mỗi khu vực sẽ chịu tác động khác nhau. Các nước mới nổi thuộc khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do vị trí địa lý gần hai nước này cùng với chênh lệch vay nợ cao. Mỹ Latinh đang phải đối mặt với vấn đề về giá nhiên liệu cao, trong khi đó khu vực những quốc gia Châu Á mới nổi ít bị ảnh hưởng nhất.
Áp lực lạm phát gia tăng sẽ khiến các ngân hàng trung ương kiểm soát bằng cách tăng lãi suất. Những quốc gia mới nổi có tỷ giá cố định bằng đồng USD (ví dụ: các quốc gia vùng Vịnh, cụ thể là Ả Rập Xê Út), quốc gia theo sát Fed (Mexico) hoặc đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng giá (Nam Phi) cũng sẽ sử dụng các chính sách thắt chặt.
Không có nhiều nước có nhu cầu xin tài trợ từ các quốc gia bên ngoài. Nhiều nước trong khu vực này đang duy trì tỷ lệ đi vay thấp bằng cách sử dụng khoản thặng dư của các tài khoản vãng lai. Các nước có truyền thống thâm hụt ngân sách như Indonesia và Nam Phi hiện đều đang có thặng dư. Tương tự, các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn của các nước này đang ở mức thấp. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ lại đang gánh nợ lớn từ nước ngoài.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.