Phát triển bền vững
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

Ba lĩnh vực sản xuất tạo ra phát thải khí nhà kính bao gồm sắt thép, xi măng và nhiệt điện, hiện đang chiếm trên 70% lượng phát thải toàn ngành công nghiệp của Việt Nam. Đây cũng là ba lĩnh vực trọng tâm trong giai đoạn thị trường tín chỉ carbon vận hành thí điểm.
Trước đó, theo dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, khoảng 150 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sắt thép, xi măng và nhiệt điện sẽ được phân bổ hạn ngạch khí thải trong giai đoạn đầu tiên là từ 2025 – 2026.
Phục vụ cho công tác triển khai thí điểm thị trường carbon, thông qua sự hỗ trợ của Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á, Cục Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Nông nghiệp và môi trường đã thực hiện dự án đánh giá tác động của hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon tại Việt Nam.
Dự án đưa ra hai kịch bản bao gồm bù trừ hạn ngạch phát thải bằng tín chỉ carbon ở mức 10% và 20%.
Cả hai kịch bản đều chỉ ra, các cơ sở nhiệt điện có mức phát thải rất cao, sẽ là bên mua chủ yếu trong giai đoạn thí điểm thị trường tín chỉ carbon. Ngành xi măng sẽ là bên bán tín chỉ do có khả năng đầu tư, áp dụng công nghệ nhằm tăng hiệu quả, giảm phát thải.
Trong khi đó, ngành thép có thể là bên bán trong kịch bản bù trừ bằng tín chỉ carbon ở mức 10% hạn ngạch nhưng sẽ chuyển sang vai trò bên mua trong kịch bản bù trừ tín chỉ carbon ở mức 20% hạn ngạch do giá tín chỉ carbon xuống thấp.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), nhận định, những doanh nghiệp bị áp hạn ngạch thường có quy mô lớn, sở hữu nguồn lực mạnh và sẽ tiên phong trong những giải pháp cắt giảm khí thải thông qua ứng dụng công nghệ.
Tuy nhiên, việc lựa chọn tỷ lệ cho phép bù trừ hạn ngạch bằng tín chỉ carbon tối đa là bao nhiêu cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến nỗ lực của doanh nghiệp triển khai giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.
Trước đó, Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định chỉ cho phép bù trừ hạn ngạch bằng tín chỉ carbon tối đa 10%. Còn theo nhóm nghiên cứu, kịch bản bù trừ 20% hạn ngạch sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn, giảm nhẹ gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Tuy nhiên, hiện nay, dự thảo sửa đổi Nghị định số 06/2022/NĐ-CP đang đề xuất tỷ lệ hạn ngạch phát thải được phép bù trừ bằng tín chỉ carbon tạo ra bởi các dự án trong nước đang ở mức 30%.
Việc cho phép bù trừ tín chỉ carbon trong hạn ngạch phát thải ở tỷ lệ cao tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp có thêm sự linh hoạt để tuân thủ mức hạn ngạch thông qua việc mua bán tín chỉ carbon. Thế nhưng, tỷ lệ cao cũng có thể khiến doanh nghiệp lựa chọn mua tín chỉ để bù đắp thay vì nỗ lực cắt giảm hết mức có thể lượng phát thải phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh.
Lên lịch khởi công 2 dự án tỷ đô Nhiệt điện Ô Môn III và IV
Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon từ tháng 6
Sàn giao dịch carbon sẽ được thí điểm từ tháng 6/2025 đến năm 2028, tiến đến chính thức vận hành vào năm 2029.
'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Giải pháp cho những nút thắt trên hệ thống đường sắt
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ và kết nối đường sắt tới các cảng biển, cửa khẩu, khu công nghiệp chính là câu trả lời cho doanh nghiệp đường sắt.
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
Kế hoạch bí ngô: Chọn lọc “hạt giống vàng” để nuôi “quả lớn”
Học cách doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng đột phá bằng chiến lược chọn khách hàng “vàng” và tinh giản sản phẩm theo cuốn sách Kế hoạch bí ngô
Bước ngoặt nâng cao chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam
Với chiến lược phát triển bền vững, chính sách mở và nỗ lực tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao.
Seedcom chia tay Eva de Eva và Hnoss, giấc mộng thống lĩnh thời trang Việt tan vỡ
Từng ôm mộng thống lĩnh thị trường bán lẻ thời trang Việt Nam, Seedcom giờ đây lặng lẽ khép lại cánh cửa đầy tham vọng khi lần lượt chia tay Eva de Eva, Hnoss.
Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan
Vosco tiếp tục kế hoạch mở rộng đội tàu, tăng năng lực khai thác trong bối cảnh thương mại toàn cầu chứng kiến nhiều biến động.
Lên lịch khởi công 2 dự án tỷ đô Nhiệt điện Ô Môn III và IV
Nhiệt điện Ô Môn IV sẽ cố gắng khởi công vào tháng 9/2025, nhiệt điện Ô Môn III dự kiến khởi công xây dựng các hạng mục công trình chính vào tháng 6/2027 và phát điện thương mại quý II/2030.
Bình Dương làm tuyến metro số 1 nối TP.HCM
Tuyến metro số 1 của Bình Dương dự kiến đi qua bốn thành phố và nối với Suối Tiên (TP.HCM), tổng vốn đầu tư 56.300 tỷ đồng.