Phát triển bền vững
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Khi 'người khổng lồ' còn chật vật trong thị trường carbon
Dù là một trong những doanh nghiệp nông nghiệp tiên phong trong lộ trình giảm phát thải khí nhà kính từ một thập kỷ trước, Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS) vẫn đối mặt với không ít rào cản khi tiếp cận thị trường tín chỉ carbon tự nguyện (VCM).
Theo bà Võ Hoàng Nga, Giám đốc ESG của TTC AgriS, việc tuân thủ các tiêu chí quốc tế rất phức tạp trong khi nhiều khâu như thu gom chất thải vẫn phải thực hiện thủ công khiến chi phí vận hành tăng đáng kể. Bên cạnh đó, thời gian để xét duyệt và đăng ký phát hành tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn Verra kéo dài trung bình 2-3 năm, thậm chí có dự án lên tới 4 năm.
Không chỉ vậy, quá trình thử nghiệm mô hình giao dịch tín chỉ carbon giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) cũng không hề suôn sẻ do thiếu khung pháp lý rõ ràng và sự hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng. Ngay cả khi thực hiện thủ tục xin cấp phép dự án, các bên liên quan cũng gặp lúng túng.
Câu chuyện của TTC AgriS phản ánh rất rõ tình trạng của các doanh nghiệp Việt khi tham gia thị trường tín chỉ carbon hiện nay. Dù đã có sự chủ động và đầu tư từ sớm, các doanh nghiệp tiên phong vẫn đang chịu sức ép từ khoảng trống chính sách, chi phí cao và quy trình phức tạp trong quá trình tiếp cận thị trường carbon tự nguyện.
Bức tranh toàn cảnh tại bốn ngành được khảo sát trong chương trình mới đây của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và môi trường) cho thấy, những hiểu biết và hành động bước đầu trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính đã có song mức độ sẵn sàng tham gia thị trường VCM lại thể hiện sự chênh lệch đáng kể giữa các lĩnh vực.

Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) là lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao nhất, nhờ vào yêu cầu bắt buộc về kiểm kê khí nhà kính cùng với sức ép ngày càng gia tăng từ các chuỗi cung ứng toàn cầu và đối tác quốc tế. Ngành chăn nuôi xếp sau đó, cũng đang có những chuyển biến tích cực khi các yêu cầu ESG và tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng khắt khe.
Ngược lại, ngành quản lý chất thải chỉ ở mức trung bình còn ngành sản xuất lúa gạo vốn là một trong những lĩnh vực phát thải cao lại có mức độ sẵn sàng thấp nhất. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự phức tạp trong kiểm kê phát thải, thiếu hụt kiến thức chuyên môn, hạn chế về tài chính cũng như sự thiếu vắng các chính sách khuyến khích đủ mạnh.
Thực tế này cho thấy nếu ngay cả những doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính và nguồn lực kỹ thuật vẫn còn gặp nhiều khó khăn thì khoảng cách mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vượt qua để tham gia thị trường carbon tự nguyện sẽ còn lớn hơn nhiều.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, để hiện thực hóa một thị trường carbon hiệu quả và toàn diện tại Việt Nam, cần rất nhiều hơn là một khung pháp lý, mà là hệ sinh thái hỗ trợ đủ rộng và đủ sâu.
Trong khi các doanh nghiệp sản xuất vẫn đang dò dẫm thì ở một số lĩnh vực khác, mức độ sẵn sàng lại cho thấy dấu hiệu tích cực hơn. Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nhận định, sự tham gia của khối doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành ngân hàng và tài chính, hiện rất mạnh mẽ trong việc đầu tư vào các dự án xanh và chuyển đổi bền vững.
Dù không phát thải trực tiếp, các ngân hàng và tổ chức tài chính lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư. Đây là nền tảng quan trọng để thúc đẩy các lĩnh vực khác dịch chuyển theo hướng thân thiện với khí hậu.

Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng
Từ góc độ quốc tế, bà Elvira Morella, Giám đốc Bộ phận Tư vấn và nghiên cứu kinh tế (IFC) nhấn mạnh vai trò thiết yếu của khu vực tư nhân trong việc hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
“Đã có hơn 2.000 doanh nghiệp trên toàn cầu cam kết đạt Net Zero. Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới sáng tạo, trong việc chuyển các cam kết thành hành động cụ thể và tác động thực tiễn”, bà Elvira nói trong Diễn đàn thị trường carbon Việt Nam.
Với vai trò là nhà đầu tư chiến lược, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho biết đang phân bổ trung bình khoảng 2 tỷ USD mỗi năm vào thị trường Việt Nam, ưu tiên các dự án xanh và phát triển hạ tầng bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng. Đây được coi là những động lực chính để định hình sự chuyển dịch trong cấu trúc đầu tư xanh tại Việt Nam trong thập kỷ tới.
Đồng quan điểm, bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan hợp tác phát triển (Đại sứ quán Thụy Sỹ) cho rằng, phát thải khí nhà kính không dừng lại ở ranh giới quốc gia và cần có sự hợp tác toàn cầu.
Bà cho biết, với nền tảng luật pháp về biến đổi khí hậu đầy đủ và hệ thống chính sách thông minh, Thụy Sỹ sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong giai đoạn 2025 - 2028, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính khí hậu. Bà cũng đặt kỳ vọng lớn vào sự chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp Việt trong tiến trình xây dựng thị trường carbon minh bạch và hiệu quả.
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầu tiên của lộ trình phát triển thị trường carbon theo Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/01/2025. Cụ thể, từ nay đến tháng 6/2025 là thời gian xây dựng khung pháp lý và hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn 2025 – 2028 sẽ vận hành thí điểm; và từ năm 2029 sẽ chính thức triển khai toàn diện trên phạm vi cả nước.
Trên nền tảng Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, hướng tiếp cận "kinh tế nâu sang kinh tế xanh" đang được cụ thể hóa bằng hàng loạt công cụ thể chế. Bộ Tài nguyên và môi trường đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng nghị định về sàn giao dịch carbon trong nước, cũng như các quy định liên quan đến giao dịch tín chỉ carbon xuyên biên giới trong khuôn khổ Hiệp định Paris.
Ông Cường cho biết, mục tiêu của Chính phủ là phát triển đồng bộ các công cụ định giá carbon, từ thuế carbon cho tới cơ chế trao đổi tín chỉ, để tạo ra những tín hiệu thị trường rõ ràng. Việc thiết lập thị trường carbon không chỉ là bài toán môi trường, mà còn là động lực để thúc đẩy công nghệ phát thải thấp, giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững hơn.
Dẫu vậy, để thị trường carbon tự nguyện thực sự đi vào thực chất, không thể thiếu vai trò kiến tạo của khối doanh nghiệp. Thực trạng những “người khổng lồ” trong ngành vẫn đang loay hoay đã nhấn mạnh yêu cầu về một hệ sinh thái chính sách nhất quán, sự hỗ trợ tài chính dài hạn và đặc biệt là năng lực kỹ thuật đủ mạnh để biến các cơ hội xanh thành kết quả thực tế.
Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG
Vòng vây ESG và lựa chọn tất yếu của DEEP C, Sợi Thế Kỷ
Trách nhiệm ESG không còn dừng ở phạm vi nội bộ doanh nghiệp mà trải dài cả chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào cho đến phân phối sản phẩm.
Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả
Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.
Thách thức của nhà quản trị doanh nghiệp thời AI và ESG
Những bước nhảy vọt về công nghệ, những hệ quả của biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị trên toàn cầu giờ đã thay đổi cách thức quản trị doanh nghiệp của doanh nhân hiện đại.
Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Bị coi là ‘thủ phạm gây ô nhiễm’, ngành nhựa thích ứng thế nào?
Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.
Hai thành viên của Tập đoàn TH đạt trung hòa carbon chuẩn quốc tế
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Cuộc đua tiếp sức chuyển đổi xanh, ‘sức’ đâu để ‘tiếp’ cho doanh nghiệp?
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Công thức vàng để ngành nhôm Việt bứt phá
Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Ngành khách sạn gồng mình trước áp lực chi phí
Ngành khách sạn sẽ ứng phó ra sao khi chi phí nhân sự, năng lượng, trang thiết bị, thực phẩm đều “rủ nhau” tăng cao?
F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng
Nhờ đâu F88 đã liên tục nhận được những cái gật đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như ngân hàng MB, CIMB, Thế Giới Di Động?
Né cú sập chứng khoán, SHS dồn lực quản lý tài sản
Thay vì lao vào cuộc đua giảm phí, SHS sẽ tập trung nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, quản lý tài sản.
Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Elite Boutique: 'Điểm chạm' khai mở thị trường tiêu dùng giàu tiềm năng bậc nhất
Sở hữu không gian thương mại tinh tế, sang trọng với những đặc quyền được “may đo” cho giới tinh hoa, Elite Boutique hứa hẹn là mô hình kinh doanh “hái ra tiền” trong bối cảnh các khách hàng thượng lưu ngày càng chú trọng đến các trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.
Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.