Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19

Nhật Hạ Thứ hai, 02/08/2021 - 13:52

Chợ đầu mối phía Nam (hay còn gọi là chợ Đền Lừ), chợ đầu mối Minh Khai, chợ Phùng Khoang, Long Biên, Tam Hiệp... đều đã có liên quan tới trường hợp nhiễm Covid-19.

Sáng 2/8, UBND quận Bắc Từ Liêm đã quyết định phong tỏa tạm thời chợ đầu mối Minh Khai (136 đường Cầu Diễn) sau khi ngành y tế xác định một ca nghi nhiễm là hộ kinh doanh tại đây.

Theo đó, chợ dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Các hộ kinh doanh tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu có dấu hiệu bất thường như ho, sốt... phải báo ngay cho trạm y tế phường nơi cư trú.

Chợ đầu mối Minh Khai rộng 30.000m2 với gần 1.000 hộ kinh doanh. Mỗi ngày có khoảng 250 tấn nông sản, thực phẩm được vận chuyển đến đây từ một số huyện như Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn và tỉnh Vĩnh Phúc.

Tối ngày 1/8, chợ Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) cũng đã được lập hàng rào phong tỏa ngay cổng chính chợ không cho phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào sau khi có trường hợp dương tính với Covid-19 thường xuyên đến lấy hàng tôm cá ở đây.

Nhân viên y tế đã phun khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm 260 tiểu thương có liên quan đến ca nhiễm. Chợ tạm thời tiếp tục phong tỏa khu vực bán hải sản. Các khu vực khác ở chợ Long Biên vẫn hoạt động bình thương do khu vực bán hải sản nằm tách biệt.

Được biết, Long Biên là một trong những chợ đầu mối lớn nhất của Hà Nội, hình thành từ năm 1993. Tổng diện tích hơn 27.000m2, chuyên buôn bán các loại hoa quả, nông sản, thủy sản. Những hoạt động chính thường diễn ra từ buổi đêm đến sáng sớm.

Cũng liên quan tới ca dương tính trên, chợ Tam Hiệp (huyện Thanh Trì) rơi vào tình thế tương tự. Theo thông tin từ Bộ Y tế, trường hợp này được phát hiện qua sàng lọc ho, sốt vào sáng ngày 1/8. Đây là người bán hàng tôm, cá ở chợ Thanh Trì.

Cùng ngày 1/8, lực lượng chức năng của phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thông báo cho toàn bộ tiểu thương tại chợ Phùng Khoang tạm dừng kinh doanh sau khi người bán rau tại chợ dương tính với Covid-19.

Từ ngày 24/7, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, chợ Phùng Khoang có khoảng 500 người bán hàng, chia làm 2 khu, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Nam Từ Liêm cho biết. Sau khi tạm dừng hoạt động, cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương cả 2 khu chợ với khoảng 550 mẫu. Tùy vào kết quả xét nghiệm dự kiến sẽ có trong ngày 2/8, quận Nam Từ Liên sẽ quyết định về việc cho chợ hoạt động trở lại hay không.

Chợ Phùng Khoang gồm hai khu vực chợ đầu mối chuyên doanh hoa quả và chợ dân sinh bán quần áo, thực phẩm, diện tích hơn 13.500 m2 với gần 600 hộ kinh doanh. Hàng ngày ước tính 800 - 1.000 người ra vào chợ.

Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19
Nhân viên y tế đã phun khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm 550 tiểu thương có liên quan đến ca nhiễm. Ảnh: Trang tin quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trước đó, vào tối ngày 27/7, chợ đầu mối phía Nam Hà Nội ở quận Hoàng Mai (hay gọi là chợ Đền Lừ) cũng đã đóng cửa sau khi phát hiện một người bán trứng ở đây nhiễm Covid-19.

Chợ Đền Lừ do công ty Hapro quản lý, đã hoạt động gần chục năm nay, nằm tại khu đô thị Đền Lừ, Hoàng Mai. Chợ bán các mặt hàng đa dạng, từ rau củ quả, thực phẩm, thủy hải sản đến quần áo, đồ gia dụng...

Bên cạnh các chợ đầu mối ở trên, các chợ truyền thống như chợ Đồng Xa (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) cũng vừa phát hiện 2 ca dương tính với Covid-19 vào ngày 1/8. 

Ngày 27/7, Sở Công thương Hà Nội cho biết trường hợp chợ đầu mối, chợ truyền thống phát hiện ca nhiễm, sẽ phải đóng cửa tạm thời và thực hiện ngay việc xử lý dịch tễ, khoanh vùng dập dịch. Đến khi chợ đảm bảo an toàn thì cho mở lại, và nếu chưa thể mở lại, thành phố sẽ bố trí các điểm bán lưu động.

Đồng thời, các kênh phân phối khác hoạt động bình thường, nên lưu chuyển hàng hoá không ảnh hưởng, bảo đảm đủ hàng cho nhu cầu người dân.

Hiện Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa... Thành phố cũng bố trí 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

Theo chỉ đạo của Bí thư thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ngày 27/7, người dân Hà Nội đã được phát phiếu đi chợ theo ngày chẵn – lẻ, mẫu phiếu do ngành Công thương áp dụng thống nhất toàn thành phố. Mỗi hộ dân được nhận phiếu đi chợ trong 15 ngày giãn cách xã hội, trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ và có thể đi chợ 4 lần mỗi tuần.

Vào tối ngày 1/8, Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ban hành công điện khẩn và nhấn mạnh "những ngày giãn cách còn lại có ý nghĩa rất quan trọng". 

Trong đó, thành phố giao các địa phương thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về y tế, đời sống, cung cấp các lương thực, thực phẩm cho lao động nghèo, mất thu nhập, để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy" tại các khu vực cách ly, phong tỏa.

"Tuyệt đối không để người dân di chuyển ra ngoài địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội, trừ những người được chính quyền cho phép", công điện nêu rõ.

Địa phương được chủ động quyết định việc thực hiện các biện pháp cao hơn trong thời gian giãn cách xã hội, như phong tỏa một khu dân cư, tổ dân phố, cấp phường, xã, thị trấn để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Sở y tế chủ trì tham mưu lãnh đạo thành phố phương án điều trị tổng thể 20.000 bệnh nhân mắc Covid 19, báo cáo trước ngày 5/8; hoàn thiện phương án triển khai thí điểm 1.000 giường điều trị bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại Khu chung cư Đền lừ 3 để kích hoạt đưa vào hoạt động từ 2/8.

Đồng thời, nâng cao năng lực xét nghiệm của thành phố gồm xây dựng kế hoạch phân bổ máy xét nghiệm PCR; bổ sung cán bộ gồm sinh viên các trường đại học, cao đẳng y trên địa bàn và mạng lưới y tế học đường hỗ trợ, tổ chức đào tạo nhân lực về lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển; tham mưu UBND thành phố đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các bệnh viện 108, 103, Học viên Quân y, Trung tâm nhiệt đới Việt Nga và các đơn vị quân đội có phòng xét nghiệm RT-PCR phối hợp hỗ trợ năng lực xét nghiệp.

Tổ chức kịp thời việc mua sinh phẩm, hóa chất và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động phòng chống dịch. Tăng cường huy động đội ngũ cán bộ y tế (nhất là lực lượng hồi sức cấp cứu) không phân biệt công, tư tham gia công tác phòng, chống dịch.

Sở Xây dựng tiếp tục rà soát các quỹ nhà, công trình để đề xuất phương án trưng dụng quỹ nhà ở (thương mại, công vụ, xã hội, tái định cư); ký túc xá sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; các nhà chuyên dùng, cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm thể dục thể thao,…làm khu cách ly tập trung, khu thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19.

Thành phố cũng đề nghị cơ quan chức năng xây dựng phương án hỏa táng thi hài bệnh nhân dương tính với Covid-19 trên địa bàn, khả năng đảm bảo công suất theo các tình huống và diễn biến dịch bệnh.

Hiện Bệnh viện đại học Y Hà Nội đang gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến trên diện tích 3,5ha tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch, công suất 500 giường. Dự kiến hoàn thiện sau 1 tháng khởi công, tức cuối tháng 8.

Bệnh viện dã chiến dự kiến huy động khoảng 1.000 nhân viên y tế gồm 272 bác sĩ và 680 điều dưỡng. Lực lượng nòng cốt là từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số bệnh viện do Bộ Y tế hỗ trợ.

Trước đó, Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chuẩn bị nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực, để thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) quy mô 500 giường.

Quyết định này nằm trong đề án Tăng cường năng lực hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Theo kế hoạch, Bộ Y tế sẽ lập 5 Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia đặt tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện hồi sức tích cực Covid-19 TP.HCM (cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu TP HCM). Mỗi trung tâm 500 - 1.000 giường bệnh.

Theo số liệu từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ ngày 29/4 đến sáng ngày 2/8, Hà Nội có 1.292 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 789 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng, số mắc là đối tượng đã được cách ly 503 người.

Riêng trong sáng nay (2/8), thành phố ghi nhận thêm 45 ca dương tính với Covid-19, trong đó có 7 trường hợp tại khu cách ly và 38 trường hợp tại cộng đồng. Đáng chú ý là 20 trường hợp mắc Covid-19 liên quan đến Công ty thực phẩm Thanh Nga có địa chỉ 15/651 Minh Khai, ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng.

Hà Nội công bố khung xử phạt vi phạm trong phòng chống Covid-19

Hà Nội công bố khung xử phạt vi phạm trong phòng chống Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm
Khung xử phạt 16 hành vi vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19 vừa được Sở Tư pháp Hà Nội ban hành với mức cao nhất lên tới 200 triệu đồng và bị phạt tù tối đa đến 15 năm.
Hà Nội công bố khung xử phạt vi phạm trong phòng chống Covid-19

Hà Nội công bố khung xử phạt vi phạm trong phòng chống Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm
Khung xử phạt 16 hành vi vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19 vừa được Sở Tư pháp Hà Nội ban hành với mức cao nhất lên tới 200 triệu đồng và bị phạt tù tối đa đến 15 năm.
Bài toán kinh doanh của nhà máy điện rác 7.100 tỷ đồng tại Hà Nội

Bài toán kinh doanh của nhà máy điện rác 7.100 tỷ đồng tại Hà Nội

Tiêu điểm -  3 năm

Hà Nội vừa có yêu cầu cụ thể về tiến độ cho dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn trị giá hơn 7.100 tỷ đồng.

Hà Nội thí điểm thu hồi xe máy cũ

Hà Nội thí điểm thu hồi xe máy cũ

Phát triển bền vững -  3 năm

Thành phố Hà Nội đang xây dựng kế hoạch thu hồi xe máy cũ, không đạt tiêu chuẩn về khí thải và độ an toàn, đồng thời hỗ trợ chi phí để người dân mua xe mới.

Hà Nội công bố khung xử phạt vi phạm trong phòng chống Covid-19

Hà Nội công bố khung xử phạt vi phạm trong phòng chống Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Khung xử phạt 16 hành vi vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19 vừa được Sở Tư pháp Hà Nội ban hành với mức cao nhất lên tới 200 triệu đồng và bị phạt tù tối đa đến 15 năm.

Tình hình giãn cách xã hội tại Hà Nội và 19 tỉnh thành phía Nam

Tình hình giãn cách xã hội tại Hà Nội và 19 tỉnh thành phía Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Các tỉnh thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đang chạy đùa từng ngày để chặn dịch. Trong đó, TP.HCM và 18 tỉnh thành phía Nam chỉ còn một tuần, Hà Nội còn hai tuần áp dụng Chỉ thị 16 để tổng lực dập dịch trong bối cảnh số ca Covid-19 liên tục tăng.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  13 phút

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  16 phút

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  22 phút

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  22 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.