Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Mới đây, ít nhất 6 nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới đã cam kết dần loại bỏ các dòng xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, tiến tới “xóa sổ” những mẫu xe này vào năm 2040.
Theo một tuyên bố của Chính phủ Anh, ít nhất 6 nhà sản xuất xe hơi lớn cùng với 31 chính phủ đã cam kết loại bỏ hoàn toàn động cơ đốt trong tại các thị trường lớn vào năm 2035, hướng tới trên toàn thế giới vào năm 2040.
Danh sách các nhà sản xuất xe hơi được tiết lộ bao gồm các hãng xe như liên minh Ford và General Motors, Mercedes – Benz, Volvo, Dalmler, BYD, Jaguar Land Rover. Các chính phủ tham gia có thể kể đến như Canada, Ấn Độ, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Ba Lan…
Một số hãng xe đang phát triển xe điện như Toyota, Volkswagen, Nissan, Huyndai… chưa xuất hiện trong cam kết này. Chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, 3 thị trường tiêu thụ xe hơi khổng lồ và cũng là 3 nền công nghiệp sản xuất xe hơi lớn cũng chưa đưa ra cam kết.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của Reuters, một số bang của Mỹ như New York hay bang California, cũng đã đăng ký cam kết nói trên. Trong đó, bang California, nơi VinFast có kế hoạch xây dựng nhà máy, đã ký một sắc lệnh hành pháp chỉ cho phép những loại xe sạch được bán tại bang này kể từ năm 2035.
Bên cạnh các nhà sản xuất và chính phủ, 20 công ty đặt xe, bao gồm Uber và LeasePlan cũng “góp mặt”, với cam kết chỉ vận hành các phương tiện không phát thải vào năm 2030 hoặc “sớm hơn nếu điều kiện thị trường cho phép”.
Theo New York Times, sự xuất hiện của Ấn Độ cũng là điểm rất đáng chú ý, khi thị trường xe hơi lớn thứ 4 thế giới này chưa từng đưa ra cam kết về cắt giảm động cơ đốt trong một cách cụ thể.
Thực tế, các nhà sản xuất xe hơi đưa ra cam kết còn tham vọng hơn mục tiêu kể trên. Cụ thể, Volvo cho biết sẽ loại bỏ các dòng xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, trong khi General Motors đưa ra mốc là 2035.
“Tất cả phải hợp tác cùng nhau để đạt được thành công”, đại diện hãng Ford nhận xét khi xác nhận sự tham gia vào cam kết trong khuôn khổ hội nghị COP26.
Theo Reuters, thực tế dù vẫn đang tích cực chuyển đổi sang xe điện nhưng nhiều hãng xe vẫn thận trọng với việc đưa ra các cam kết do e ngại liên quan đến chi phí chuyển đổi công nghệ. Các nhà sản xuất xe Nhật Bản cũng đặt sự lo lắng về thị trường lao động nếu ngành công nghiệp xe hơi thay đổi quá nhanh.
Lý giải về việc chưa tham gia cam kết dù đang triển khai mạnh các bước chuyển đổi sang sản xuất xe điện, đại diện Volkswagen cho biết họ đang cân nhắc về sự phát triển của các thị trường khác nhau, và các thị trường cần có những con đường giảm phát thải khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều thị trường xe hơi lớn cũng đã có động thái đặt quy định nghiêm ngặt với xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Mặt khác, theo nhóm nghiên cứu BloombergNEF, chi phí sản xuất xe điện đang ngày càng giảm do giá pin Lithium-ion trở nên rẻ hơn rất nhiều. Do đó, các hãng xe cẩn nhanh chóng đưa ra cam kết của riêng mình để thích ứng với xu thế phát triển bền vững của thế giới.
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Phía cơ quan trung ương theo hướng thận trọng, trong khi doanh nghiệp và địa phương muốn cơ chế nới lỏng, ưu đãi.
Bên cạnh mảng bất động sản truyền thống, Sunshine Group đang từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu.
Ngày 12/4, Samsung Việt Nam chính thức tổ chức sự kiện công nghệ SIC Tech Day 2025 lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.