Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư đường sắt cao tốc tại Việt Nam
Minh An
Thứ bảy, 19/08/2017 - 14:01
Sau dự án Cát Linh - Hà Đông, tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) mong muốn tiếp tục tham gia các dự án đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị ở Việt Nam.
Đường sắt Bắc Kinh - Thiên Tân do CREC xây dựng. Ảnh: CREC
Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) mong muốn tiếp tục tham gia các dự án cơ sở hạ tầng giao thông và đường sắt tại Việt Nam. Thông tin được đưa ra trong buổi làm việc giữa lãnh đạo tập đoàn này và Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, ngày 18/8.
Hiện, công ty con của CREC này là tập đoàn Cục 6 đang là tổng thầu EPC của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông.
Tập đoàn CREC hoạt động trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt, chế tạo công nghiệp, khai thác bất động sản… Tại thị trường đường sắt Trung Quốc, CREC chiếm 2/3 thị trường xây dựng đường sắt quốc gia, hơn 60% thị trường Metro và đường sắt đô thị.
“Với kinh nghiệm và năng lực của mình, Tập đoàn chúng tôi mong muốn được tham gia các dự án cơ sở hạ tầng giao thông và đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị”, ông Diêu Quế Thanh, Phó chủ tịch CREC nói.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo CREC cho biết, tập đoàn đang chỉ đạo trực tiếp Tập đoàn Cục 6 (Tổng thầu EPC) tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tiến độ dự án Cát Linh - Hà Đông.
“Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là các thủ tục pháp lý giữa hai nước để chuyển vốn từ ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) cho giải ngân, cũng như thực hiện các hạng mục tiếp theo của dự án”, ông Thanh nhấn mạnh và kiến nghị Bộ GTVT quan tâm, hỗ trợ để tháo gỡ vướng mắc này.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết, Chính phủ và Bộ GTVT Việt Nam hoan nghênh CREC quan tâm, hợp tác đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt, nhất là hai tuyến đường sắt có thể kết nối với đường sắt Trung Quốc, từ đó đi cảng Hải Phòng: Tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và tuyến Đồng Đăng – Hà Nội – Hải Phòng.
Bộ trưởng đã đề nghị CREC và các đơn vị trực thuộc làm việc trực tiếp với Cục Đường sắt Việt Nam, Ban QLDA Đường sắt về những vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.