Nhìn từ câu chuyện vải thiều: Chấm dứt tư duy ‘giải cứu’ nông sản

Phạm Sơn Thứ tư, 07/07/2021 - 19:43

Gặp muôn vàn khó khăn nhưng công tác tiêu thụ vải thiều năm 2021 vẫn đạt được thành công lớn, thay vì phải giải cứu ồ ạt như chuối, thanh long, dưa hấu… ở những năm trước.

Vải thiểu Bắc Giang, Hải Dương tiêu thụ thành công trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: VTV.

Cách thời điểm thu hoạch vải thiều ít ngày, dịch bệnh Covid-19 bất ngờ bùng phát mạnh mẽ tại Hải Dương và Bắc Giang. Đỉnh điểm, có ngày Bắc Giang ghi nhận tới gần 400 ca nhiễm, đẩy toàn tỉnh rơi vào tình trạng khẩn cấp.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn gọi đây là “thách thức chưa từng trải qua” đối với quả vải của Hải Dương và Bắc Giang. Người dân cả nước thậm chí đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để giải cứu vải thiều.

Tuy nhiên, ngay từ đầu vụ vải, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã có công văn gửi tới các cơ quan thông tấn báo chí, đề nghị không sử dụng từ “giải cứu” đối với vải thiều cũng như các loại nông sản khác.

Lý giải về tư duy “nói không với giải cứu”, ông Toản cho biết đây là tinh thần nhằm tôn trọng giá trị của quả vài. Nông sản nếu cần phải giải cứu thường là giá cả đi xuống và xảy ra tình trạng ế, thừa. Những thông tin như vậy tạo ra cái cớ để thương lái ép giá, gây thiệt hại cho bà con nông dân, đồng thời đánh mất hình ảnh nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

“Giờ chỉ cần ngồi một chỗ tra google thôi là ở bên nước ngoài họ cũng đã biết được thông tin về nông sản Việt Nam”, lãnh đạo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản lý giải.

Thêm vào đó, những đợt giải cứu nông sản là cơ hội cho một bộ phận đối tượng xấu lợi dụng nhằm tiêu thụ sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng và đánh mất hình ảnh nông sản Việt ngay tại thị trường trong nước.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cũng từng nhận định, cần phải bỏ từ "giải cứu", thay vào đó là các hành động thiết thực và cụ thể hơn.

Thực tế cho thấy, dù trong tình cảnh khó khăn, không cần phải kêu gọi giải cứu, vải thiều đã được tiêu thụ rất thành công. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với mục tiêu đặt ra là tiêu thụ hết 280.000 tấn vải, tính đến hết tháng 6 đã thực hiện được gần 90%.

Trong đó, lượng vải thiểu xuất khẩu đạt 35,2% tổng số lượng tiêu thụ. Sản lượng quả vải chế biến khô đạt tới 68.700 tấn cũng là một con số đáng mừng, bởi vải sấy khô có thể tạo ra giá trị gia tăng cao hơn và tiếp tục được tiêu thụ vào những tháng sau.

Bên cạnh thị trường truyền thống là Trung Quốc, năm nay quả vải vùng Bắc Giang và Hải Dương tiến vào những thị trường có phần khó tính hơn như Nhật Bản, Úc, Đức, Hà Lan, Pháp, Mỹ…

Thành công của vụ vải thiều 2021 là minh chứng cho thấy nông sản Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua những gian nan, thách thức để chinh phục thị trường, đem lại giá trị bền vững cho người nông dân.

Để đạt được thành công ấy, theo ông Toản, yếu tố đầu tiên cần được nhắc tới là sự xác định và chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay từ đầu năm 2021, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã vào cuộc, hỗ trợ bà con chăm sóc tốt cây vải, thực hiện chuẩn hóa các quy định của thị trường, đồng thời chuẩn bị lực lượng hỗ trợ công tác tiêu thụ.

Khi dịch bệnh bùng phát, công tác tiêu thụ vải vẫn được thực hiện theo kế hoạch, với thông tin cũng như kịch bản được cập nhật hàng ngày. “Bài học kinh nghiệm là bất cứ sản phẩm nào, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cần phải ăn khớp”, ông Toản nhấn mạnh.

Bên cạnh công tác lập kế hoạch, hoạt động logistics cũng được rà soát và tăng cường, đặc biệt là thủ tục thông quan và hạ tầng bến bãi, dịch vụ kèm theo tại nơi trung chuyển.

Yếu tố thứ hai là tinh thần vượt khó một cách sáng tạo nhờ vào ứng dụng các công cụ số, đa dạng hóa phương thức vận chuyển và bán hàng. Những sáng kiến như bán hàng qua phát trực tiếp (livestream), kết hợp với Grab để giao vải tới tận tay người tiêu dùng đã cho thấy hiệu quả đáng kể.

Khâu tuyên truyền, truyền thông cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Từ đầu vụ vải, nhờ sự đồng hành của các đơn vị truyền thông, cơ quan thông tấn, báo chí, thông điệp “nói không với giải cứu” đã lan tỏa một cách mạnh mẽ, góp phần duy trì và bảo vệ hình ảnh, thương hiệu của vải thiều Hải Dương, vải thiều Bắc Giang.

“Vụ vải thiều vừa qua là minh chứng cho sự vượt khó, sáng tạo, làm bài bản, có sự đồng hành của người dân, của doanh nghiệp, các địa phương toàn ngành nông nghiệp và các Bộ, ban, ngành có liên quan”, ông Toản đúc kết,

Bài học kinh nghiệm từ câu chuyện quả vải có thể áp dụng cho nhiều loại nông sản khác, để hiện tượng giải cứu nông sản sẽ không còn lặp lại, giúp bảo toàn lợi ích cho người nông dân.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  2 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  2 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  3 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  6 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  6 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.