Doanh nghiệp
NHNN đã trình Chính phủ gia hạn Thông tư 02
Đại diện NHNN đánh giá đây là chính sách giúp hỗ trợ doanh nghiệp và cả các ngân hàng nhưng không quá lạm dụng, bởi chính sách này là "giấu" đi một số khoản nợ xấu chờ xử lý sau.
Tại hội thảo Khơi thông nguồn vốn ra thị trường, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, để tiếp tục tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, NHNN đã trình Chính phủ gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào 30/6 tới.
Đại diện NHNN đánh giá đây là chính sách giúp hỗ trợ doanh nghiệp, cũng là hỗ trợ ngân hàng, nhưng nếu lạm dụng quá thì đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia, như thế giới cảnh báo. Bởi vì chính sách này là "giấu" đi một số khoản nợ xấu chờ xử lý sau.
Do vậy, NHNN đề xuất gia hạn 6 tháng nữa, hết năm 2024 đánh giá tiếp. Nếu doanh nghiệp vẫn khó khăn thì có cơ chế khác hỗ trợ.
Kéo dài Thông tư 02 là nguyện vọng của nhiều ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi chậm, nhu cầu tín dụng yếu. Đại diện các ngân hàng cho rằng, Thông tư 02 hết hạn sẽ tạo áp lực trả nợ rất lớn cho các doanh nghiệp, trong khi đó, việc xử lý nợ xấu lại đang gặp khó khăn.
Việc tiếp tục áp dụng Thông tư 02 có thể có lợi trước mắt cho người đi vay và cả ngân hàng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn khi nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) không được thể hiện một cách chính xác. Với quy định này, những con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ thấp hơn thực tế.
Theo Công ty chứng khoán HSC, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống cuối năm 2023 vẫn đang còn ở mức khá cao, khoảng 4,8-4,9% dù đã được cơ cấu lại theo Thông tư 02.
Mặc dù quá nửa tỷ lệ nợ xấu này là nợ xấu ở các ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt hay cơ cấu nhưng tỷ lệ nợ xấu cao như vậy sẽ là điểm nghẽn của nền kinh tế nếu không được xử lý.
“Tăng trưởng sẽ trở lại nhưng rủi ro về chất lượng tài sản vẫn còn hiện hữu”, bà Phạm Liên Hà, Giám đốc nghiên cứu ngành dịch vụ tài chính HSC nhận định.
Theo bộ phận phân tích của FIDT, việc kéo dài thời hạn của Thông tư 02 sẽ giúp các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc kéo dài này không nên quá 1 năm, tránh tình trạng nợ xấu tiềm tàng tiếp tục khó kiểm soát và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông tư 02 được NHNN ban hành vào cuối tháng 4/2023 quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Đối tượng được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là những khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và gặp khó khăn trong việc trả nợ các khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng.
Theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 31/12/2023, có gần 188.000 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02, với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là trên 183.500 tỷ đồng.
Nợ xấu ngân hàng giảm nhưng vẫn đáng quan ngại
Giữa làn sóng bất ổn, Chứng khoán SSI nói 'không' với giảm kỳ vọng kinh doanh
Công ty CP Chứng khoán SSI không điều chỉnh kinh doanh dù Chủ tịch HĐQT Nguyễn Duy Hưng có lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.
Phú Tài 'thay máu' lãnh đạo, ứng phó khẩn với biến động thuế quan từ Mỹ
Thị trường Mỹ chiếm chủ yếu doanh thu của Phú Tài nên ngay khi quốc gia này công bố mức thuế mới, 'ông lớn' ngành gỗ cũng điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Được bật đèn xanh, Tập đoàn Hoà Phát tung kế hoạch doanh thu kỷ lục
Tỷ phú Trần Đình Long khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân của Chính phủ, coi đây là “tiền đề rất tốt” cho tương lai phát triển của Hòa Phát. Không dừng ở lời nói, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Hoán đổi 30 triệu USD, chủ nợ thành ông chủ tại Phát Đạt
Việc hoàn tất phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, Phát Đạt đã hoán đổi thành công khoản nợ 30 triệu USD.
Chủ tịch FPT thách thức nghịch cảnh, xây đế chế công nghệ
Tại đại hội đồng cổ đông năm nay, FPT không chỉ trình bày những con số tài chính mà còn giới thiệu chiến lược phát triển như một "quốc gia công nghệ" thu nhỏ, với các trụ cột kinh tế, bộ máy sản xuất tri thức và tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Toàn cảnh ngày đầu vận hành nhà ga sân bay hiện đại bậc nhất Việt Nam
Ngày 19/4, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Gamuda Land Việt Nam thúc đẩy cam kết ESG
Hoạt động trồng cây ở TP.HCM và Hải Phòng tiếp tục khẳng định cam kết thúc đẩy các giá trị môi trường, xã hội và quản trị của Gamuda Land Việt Nam.
Sau Tràng An và Tam Chúc, Xuân Trường muốn 'đánh thức' Phố Hiến cổ bằng dự án tỷ đô
Xuân Trường đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ tại Hưng Yên với mục tiêu biến nơi đây thành điểm đến văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Vingroup khởi công siêu đô thị du lịch trên biển Cần Giờ
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.
Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.