Phát triển bền vững

Nhu cầu năng lượng truyền thống sau ‘cơn sốt’ điện mặt trời

Linh Anh Thứ hai, 16/09/2019 - 12:10

Mặc dù phát triển rất nóng thời gian qua, điện mặt trời hay năng lượng tái tạo vẫn mắc phải nhiều hạn chế trong đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng.

Kể từ đầu năm tới nay, lĩnh vực điện mặt trời đã có bước phát triển nhảy vọt nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ và những khoản tín dụng lớn dành cho năng lượng sạch từ hàng loạt ngân hàng trong và ngoài nước.

Năm 2018, công suất điện mặt trời chỉ vào khoảng 67MW, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng công suất hơn 48.500MW.

Đến tháng 4/2019, cả nước mới có 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất chưa tới 150 MW nhưng đến hết tháng 6, công suất điện mặt trời đã đạt 4.464 MW, chiếm tỷ trọng 8,28% công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam.

Con số này vượt xa mục tiêu xây dựng 850 MW điện mặt trời vào năm 2020 mà Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đã đặt ra.

Nhu cầu năng lượng truyền thống sau ‘cơn sốt’ điện mặt trời
Sự bứt phá mạnh mẽ của điện mặt trời thời gian qua đã tạo nên "cơn sốt" chưa từng thấy.

Tuy vậy, “cơn sốt” này vẫn chưa thể tạo ra ảnh hưởng, chỉ đáp ứng 1 phần nhỏ trong nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng nhanh với tốc độ khoảng 10%/năm trong bối cảnh các nguồn điện truyền thống gặp khó khăn.

Theo dự kiến của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2019, sản lượng điện thương phẩm năm nay sẽ đạt khoảng 212 tỷ kWh, tăng 9,9% so với năm ngoái.

Chia sẻ tại tọa đàm “Câu chuyện năng lượng” vừa qua, ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN tính toán rằng, với mức sản lượng điện thương phẩm trên, mức độ khả dụng của hệ thống điện trên tổng công suất lắp đặt thì lượng điện cần mỗi ngày khoảng 750 triệu kWh.

Trong khi đó, công suất điện mặt trời cao nhất ghi nhận được ở mức 27 triệu kWh, tương đương khoảng 3,6% và bài toán đặt ra là 720 – 730 triệu kWh còn lại phải dựa vào các nguồn khác.

Giải tỏa công suất và đường dây truyền tải là vấn đề cần giải quyết để tận dụng hết tiềm năng của loại năng lượng tái tạo này.

Điện mặt trời và việc sử dụng năng lượng này đều mang bản chất phân tán khi mặt trời xuất hiện mọi nơi và nhà ở, khu công nghiệp cũng không tập trung.

“Ngày xưa làm điện tập trung mới hiệu quả, còn bây giờ, nhân lực lại ở mọi chỗ. Dùng triết lý cũ để giải quyết bài toán mới là không đúng. Năng lượng tái tạo là phân tán thì phải cho nó phân tán và sử dụng cũng phải phân tán”, ông Lâm nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trong khi một nhà máy năng lượng tái tạo xây dựng chỉ mất 8 - 10 tháng thì một đường dây truyền tải 500KV phải xây mất 3-5 năm, 220KV khoảng 1-3 năm và 110KV thì phải 1 năm trở lên, gây ra độ trễ trong truyền tải năng lượng.

Ông Lâm khuyến nghị những khu vực nào có thể nâng cấp được thì cần nâng cấp khẩn cấp, chưa xây dựng thì cần xây dựng khẩn trương, “sớm năm nào hay năm đó vì đây là loại tài sản quý giá”.

Dự báo đến hết năm nay, điện mặt trời có thể đạt khoảng 9,5% tổng công suất lắp đặt của toàn hệ thống. “Tuy nhiên, ngoài 6 giờ buổi trưa thì 18 giờ còn lại là cái gì?”, ông Lâm đặt câu hỏi.

Nhu cầu năng lượng truyền thống sau ‘cơn sốt’ điện mặt trời
Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN.

Điều này cho thấy các nguồn năng lượng truyền thống như nhiệt điện than và điện khí vẫn sẽ giữ vai trò chủ đạo trong thời gian tới dù còn nhiều khó khăn.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc hiện là 2 đơn vị được cung cấp than đã phải khai thác ở những hầm lò âm dưới mặt nước biển 400 – 500m.

Điều kiện vô cùng khó khăn khiến công suất không lên được nhưng giá lại phải tăng, dẫn tới tình trạng phải nhập khẩu than.

Đối với phát triển điện khí, khí phải hóa lỏng khi được nhập về Việt Nam, yêu cầu vận chuyển bằng tàu to thông qua các cảng nước sâu mà điều kiện cảng sâu thì không phải khu vực nào cũng có.

Việc phát triển mỏ khí trông chờ vào đầu tư lớn, dài hạn bởi phải đầu tư 5 – 7 năm, thậm chí 10 năm mới có khí. Do đó, “cần phải tính toán quy hoạch sớm, chỗ nào làm được nhà máy khí, chỗ nào làm nhiệt điện than”, ông Lâm kiến nghị. 

Năm 2018, nhiệt điện than đã vượt qua thuỷ điện để trở thành nguồn cung có công suất lớn nhất, chiếm 38,1% (18.516 MW) trong tổng công suất lắp đặt 48.563 MW của cả nước.

Theo quy hoạch, Việt Nam dự kiến sẽ phát triển hàng loạt nhà máy điện than mới trên cả nước. Tỷ trọng công suất dự kiến tăng từ 37% năm 2017 lên 42,6% vào năm 2030, tương đương với 43 GW nhiệt điện than mới.

Lĩnh vực nhiệt điện khí, nhất là nhiệt điện sử dụng khí LNG, đứng trước cơ hội phát triển bứt phá sau khi lĩnh vực nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn và kế hoạch phát triển điện hạt nhân bị ngừng.

Hàng loạt dự án kho cảng nhập khẩu và nhiệt điện khí đã được đề xuất xây dựng trên cả nước.

Cuối tháng 6/2019, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã ký hợp đồng xây dựng kho chứa LNG đầu tiên của cả nước tại Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và hợp đồng mua bán khí với các nhà máy nhiệt điện.

Kho LNG trên có công suất thiết kế 1 triệu tấn LNG/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2022 và nâng công suất lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2023.

PV Gas cùng Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã ký kết thoả thuận khung về việc cung cấp và tiêu thụ LNG cho các nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Hai máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 của PV Power sẽ là chuỗi nhà máy điện đầu tiên sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu qua kho cảng LNG Thị Vải với tổng công suất dự kiến 1.500 MW.

Các Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ có tổng mức đầu tư lần lượt là 703,3 triệu USD và 704,9 triệu USD, dự kiến vận hành năm 2022 và năm 2023.

Cho vay dự án năng lượng tái tạo rủi ro nhưng hấp dẫn

Cho vay dự án năng lượng tái tạo rủi ro nhưng hấp dẫn

Tài chính -  5 năm
Nhu cầu vốn lớn của các dự điện mặt trời, điện gió đi kèm hợp đồng mua điện 20 năm tạo ra sức hấp dẫn khi cho vay nhưng cũng ẩn chứa nhiều rào cản, rủi ro cho các ngân hàng.
Cho vay dự án năng lượng tái tạo rủi ro nhưng hấp dẫn

Cho vay dự án năng lượng tái tạo rủi ro nhưng hấp dẫn

Tài chính -  5 năm
Nhu cầu vốn lớn của các dự điện mặt trời, điện gió đi kèm hợp đồng mua điện 20 năm tạo ra sức hấp dẫn khi cho vay nhưng cũng ẩn chứa nhiều rào cản, rủi ro cho các ngân hàng.
Công ty Trung Quốc bán pin cho hai nhà máy điện mặt trời lớn tại Việt Nam

Công ty Trung Quốc bán pin cho hai nhà máy điện mặt trời lớn tại Việt Nam

Doanh nghiệp -  5 năm

Cơn sốt năng lượng tái tạo tại Việt Nam sẽ tiếp tục mang lại doanh thu lớn cho các công ty pin Trung Quốc, những nhà cung cấp chính cho nhiều dự án năng lượng "khủng".

Đằng sau cơn sốt điện mặt trời tại Việt Nam

Đằng sau cơn sốt điện mặt trời tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 năm

Là nguồn năng lượng tái tạo nổi bật, điện mặt trời mang lại không ít rủi ro cho nhà đầu tư cũng như bản thân quốc gia đang phát triển loại năng lượng này.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  5 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  7 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  10 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".