Diễn đàn quản trị
Những bài học quản trị đắt giá từ giải bóng đá U23 châu Á 2018
Giải vô địch U23 châu Á đã kết thúc với nhiều bài học thú vị và bất ngờ. Từ ban tổ chức, các đội bóng, từng cầu thủ cho đến mỗi khán giả, nhất là người hâm mộ Việt Nam. Học được là điều quan trọng nhưng thực hành thế nào mới là yếu tố quyết định thành công.
Trận chung kết giải bóng đá U23 châu Á 2018 vừa khép lại, dù thất bại nhưng các “chiến binh sao vàng” vẫn ngẩng cao đầu rời sân. U23 Việt Nam đã chiến đấu hết mình, vượt qua ngưỡng suy đoán của nhiều người, tiếc là bị thủng lưới vào giờ cuối, khi hiệp phụ thứ hai chỉ còn 1 phút.
Nếu tỉ số hòa được giữ nguyên, bước vào sút luân lưu thì có thể Việt Nam đã giương cao cúp vô địch. Uzbekistan đã vô địch giải đấu, một chiến thắng cũng xứng đáng cho đội bóng từng knockout đương kim vô địch Nhật Bản 4 bàn trắng và vùi dập á quân Hàn Quốc với tỉ số 4 - 1.
Họ đã vô địch trong lòng người hâm mộ
Các chiến binh U23 Việt Nam chưa thể vô địch giải đấu, nhưng đã vô địch trong tim hàng triệu người Việt hâm mộ khắp thế giới. Chưa bao giờ họ được hưởng niềm vui trọn vẹn và ngất ngây như vậy.
Bao nhiều năm chờ đợi, hy vọng rồi thất vọng. Gần nhất là bị loại ngay vòng đầu của “vùng trũng thế giới”, dù trước đó tự tin vô địch. Sau mỗi thất bại, cứ đổ tại và bị. Tại thiếu may mắn, bị trọng tài xử ép. Tại tâm lý nôn nóng và bị tư tưởng ăn thua làm cóng chân. Tại thể lực kém, bị đối phương bắt bài…
Sau khi có kết quả rút thăm, nằm chung bảng với các ông kẹ châu Á, người hâm mộ chỉ biết lắc đầu và mơ “Đá sao coi cho được”, “Đừng để thua nhiều quá?’, “Cố gắng ghi vài bàn danh dự vào lưới các đối thủ mạnh”.
Vậy mà, cũng những cầu thủ đó bỗng chốc như có phép màu, hóa thân thành chiến binh gan lì và mưu trí trước các đối thủ sừng sỏ. Trận đầu kịch chiến á quân châu Á, cầu thủ Việt như lột xác, không co rúm trước gã khổng lồ, biết phòng thủ kín kẽ và chờ sơ hở ăn miếng, trả miếng.
Điều kỳ diệu đã xảy ra với bàn thắng đẹp như mơ của Quang Hải. Dù sau đó bị gỡ hòa và thua ngược nhưng đã thắp sáng niềm tin cho người hâm mộ. Trận tiếp theo với Úc, Việt Nam lại xuất thần chiến thắng. Người hâm mộ bắt đầu ước mơ, cánh cửa vào bán kết đã mở.
Trận quyết định với Syria quá vất vả. Các chiến binh Việt liên tục chống đỡ ngoan cường và lăn xả Kết thúc trận đấu với tỉ số hòa, cùng việc Hàn Quốc thắng Úc, giúp Việt Nam lần đầu vào bán kết, là 1 trong 8 đội hàng đầu châu Á. Mừng chưa xong, đã lo vì đụng ngay ngọn núi lớn Iraq, từng vô địch châu Á án ngữ. Vắt kiệt sức sau 3 trận, trận nào cũng sống mái.
Trận kịch chiến diễn ra ngoài sức tưởng tượng. Việt Nam đôi công ngay từ đầu và mở tỉ số với cú vô lê ngoạn mục của Văn Đức và pha chạm bóng nhanh như chớp của Công Phượng. Nhờ trọng tài, Iraq gỡ hòa.
Trận đấu căng thẳng suốt 90 phút và 2 đội bước vào 2 hiệp phụ. Ngay đầu hiệp phụ 1, Iraq nâng cách biệt với pha đánh đầu của tiền đạo cao kều hơn 1m9. Việt Nam có dấu hiệu xuống sức, người hâm mộ càng lo lắng.
Nhưng chuyện thần kỳ và cổ tích bóng đá nam đã sang trang. Đầu hiệp phụ thứ 2, Văn Đức và Đức Chinh ghi liền 2 bàn cực đẹp trong 4 phút, làm choáng váng đối thủ, dù mấy phút sau, đối phương cân bằng tỉ số. Bước vào loạt sút luân lưu 11m, có người gọi là “xử bắn thủ môn”, cả thủ thành Bùi Tiến Dũng và các “xạ thủ”, bình tĩnh và chính xác đến kinh ngạc, hạ gục đối thủ, hiên ngang vào tứ kết.
Tương tự là trận bán kết, còn hơn cả kịch tính với Qatar. Việt Nam càng đá càng hay, phải chơi thêm hai hiệp phụ và lẫm liệt bước vào trận chung kết lịch sử sau chiến thắng nghẹ thở với loạt sút luân lưu. Người Việt khắp thế giới, từ vùng quê hẻo lánh đến các gia đình, quán xá, trường học, đường phố và trại giam… đều ăn mừng.
Cả biển người tu tập, diễu hành reo hò chiến thắng bất tận. Giới truyền thông, mạng xã hội lẫn cảnh sát giao thông đều vất vả làm nhiệm vụ nhưng sướng như điên.
Những bài học quản trị từ bóng đá
Bóng đá là một phần của cuộc sống. Có lắm chuyện bất ngờ nhưng đều xảy ra theo logic khoa học. Ước mơ không tốn tiền nhưng phải biết biết lượng sức, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và dám vượt qua chính mình.
Đừng vội “Xem mặt mà bắt hình dong”. Huấn luyện viên Park Hang Seo là người tường tận bóng đá châu Á, am hiểu tâm lý cầu thủ, là người truyền lửa siêu đẳng với sự hợp lực của các trợ lý từng lĩnh vực. Đó là niềm tin và khát vọng biết đặt đúng nơi, đúng chỗ, đúng người và sự khiêm tốn cần thiết. Chủ quan, tự tin quá đáng và kỳ vọng quá mức nên gặp đối thủ khó chơi là vỡ trận.
Không bao giờ được xem thường đối thủ, khinh suất đối phương. Thời cơ nào cũng là duy nhất nên phải biết chắt chiu từng tình huống để không phải trả giá. Trận nào cũng là trận cuối cùng sinh tử. Luôn giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh, không để ngoại cảnh lôi kéo và chi phối, tác động. Có niềm tin và biết hợp lực là có tất cả.
Sau trận chung kết thất bại, ông Park Hang Seo gởi lời xin lỗi người hâm mộ. Không, phải ngàn lần cám ơn ông và các hảo thủ đã truyền cảm hứng đầu Xuân cho người Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều bài học quản trị.
Đó là vai trò quyết định của người huấn luyện viên, chỉ huy cao nhất của từng trận đấu. Bằng liệu pháp tâm lý tuyệt vời, ông đã truyền cảm hứng tin yêu, thổi bùng khát vọng đến từng cầu thủ. Ra trận tự tin, thoải mái, chạy như lên đồng, xem bóng đá là tôn giáo nghề nghiệp và đã làm nên tất cả.
Mỗi trận có cách đá riêng, có cách ghi bàn sáng tạo và đột biến. Từng cầu thủ tin vào chính mình, vào đồng đội, vào huấn luyện viên, vào người hâm mộ. Niềm tin lâu nay chỉ âm ỉ, được thổi bùng và lan tỏa mãnh liệt tạo nên sức mạnh phi thường. Chỉ có niềm tin sắt đá và sự khiêm tốn khi vào cuộc mới viết nên cổ tích.
Đội bóng U23 Việt Nam đã mang đến cho đất nước luồng sinh khí mới, rạo rực sức Xuân. Các doanh nghiệp bước vào năm 2018 với nhiều bài học thú vị. Nếu niềm tin được đặt đúng chỗ, trao đúng người thì tất cả đều có thể.
Kết thúc năm 2017 với nhiều tin vui. Từ việc tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, du lịch tăng 29,8%, lần đầu xuất siêu và nhiều chỉ số lạc quan khác. Cuộc chiến chống tham nhũng đã thắp sáng niềm tin vào quyết tâm làm trong sạch bộ máy.
Thể thao Việt Nam tiên phong góp phần với thành tích của các đội trẻ, của đội tuyển fustal, mà hoành tráng nhất là của tuyển U23 Việt Nam. Nếu các nhà quản lý làm được như ông Park Hang Seo. Nếu mỗi người Việt, tùy theo vị trí của mình, làm việc như các tuyển thủ U23 đá bóng, thì kinh tế Việt Nam sẽ cất cánh.
AFC thất bại về tổ chức và doanh thu giải U23 châu Á?
Giải đấu có chuyên môn tốt, kịch tính từ đầu đến cuối giải với lắm bất ngờ và nhiều cuộc lật đổ ngoạn mục. Tuy nhiên công tác tổ chức có nhiều nhược điểm.
Thứ nhất là chọn địa điểm không phù hợp. Thời tiết quá bất lợi, mặt sân quá xấu. Cầu thủ phải thi đấu dưới cái lạnh âm độ. Trận chung kết sân ngập tuyết, phải dừng mấy lần để khắc phục. Đây chính là cản trở người hâm mộ đến sân bóng và hạn chế việc phô diễn kỹ thuật cá nhân của cả hai đội. Có lẽ đây là trận chung kết lạ nhất trong một giải đấu cấp châu lục.
Không hiểu tại sao một giải đấu tầm cỡ khu vực, được tổ chức tại một cường quốc mà khán đài lạnh tanh. Sân nào cũng mấy chục ngàn chỗ ngồi mà trống đến phát hoảng.
Ống kính truyền hình cố quay cận cản cảnh cổ động viên hai đội, vẫn không che được những khán đài rỗng không. Khán giả chỉ mấy trăm mỗi trận, chủ yếu là cổ động viên của 2 đội. Có cảm giác như thể chỉ đá để trực tiếp truyền hình. Đành rằng chủ nhà bị loại từ vòng bảng nhưng chẳng lẽ người Trung Quốc hời hợt với bóng đá vậy sao?
Trận chung kết, bên Uzbekistan, chỉ chừng trăm cổ động viên. Lượng cổ động viên Việt Nam áp đảo, lên đến vài ngàn người nhưng vẫn lọt thỏm với khán đài 38.000 chỗ. Công tác trọng tài cũng có vấn đề. Rất may là vào giờ cuối, trọng tài chính trận chung kết thay đổi và đó là một quyết định đúng đắn.
Phải chăng chọn Trung Quốc để tổ chức giải đấu là sai lầm của AFC? Khán giả mua vé vào sân là nguồn doanh thu quan trọng của các giải đấu. Số lượng khán giả là thước đo thành công của giải, là tiền đề để các đại gia mở hầu bao tài trợ giải đấu. Có thể nói đây là giải đấu thất bại về mặt tổ chức lẫn doanh thu của AFC.
Giải vô địch U23 châu Á đã kết thúc với nhiều bài học thú vị và bất ngờ. Từ ban tổ chức, các đội bóng, từng cầu thủ cho đến mỗi khán giả, nhất là người hâm mộ Việt Nam. Học được là điều quan trọng nhưng thực hành thế nào mới là yếu tố quyết định thành công.
Lập được kỳ tích đã khó. Giữ và tiếp tục phát triển được kỳ tích ở tầm cao mới càng khó gấp bội.
(*) Góc nhìn của ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours
Chiến thắng của U23 Việt Nam đến từ đâu?
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương tham gia các dự án hạ tầng lớn
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương nghiên cứu, tham gia các dự án lớn như xây cầu Tứ Liên Hà Nội, cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng, đường sắt đô thị…
Ông Nguyễn Long Hải làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị
Ông Nguyễn Long Hải được bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị, kế nhiệm ông Lê Quang Tùng vừa giữ chức Tổng thư ký Quốc hội.
Thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB
Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu.
Cách ông chủ những con tàu Lux Cruises kể chuyện di sản
Bằng cách kể chuyện qua từng hành trình, ông Phạm Hà và đội ngũ không chỉ giữ gìn di sản mà còn làm sống lại những giá trị lịch sử trong tâm trí du khách.
Tin Vay: 'tân binh' quyết chiến của hệ sinh thái dịch vụ vay tại Việt Nam
Là sản phẩm ra đời với sứ mệnh “số hóa tài chính” của Công ty tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit), Tin Vay đã rất nhanh chóng “phủ sóng” trên các ứng dụng fintech hàng đầu như MoMo, Viettel Money, tiện ích Tài chính Fiza trong Zalo.
Sacombank chi 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi
Từ ngày 9 - 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.