Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Dũng Phạm Thứ năm, 20/03/2025 - 09:03
Nghe audio
0:00

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bứt phá trên 8% Chính phủ đề ra cho năm nay, đang đối mặt với nhiều thách thức đến từ các nền kinh tế lớn - những thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam.

Các doanh nghiệp trên toàn cầu hiện vẫn đặc biệt quan tâm đến hai rủi ro chính là căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là chiến tranh thương mại và công nghệ, cùng tốc độ tăng trưởng chậm lại của một số nền kinh tế lớn trên thế giới.

Đây là quan điểm được ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh tại Hội thảo “Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới” do Tạp chí Nhà đầu tư vừa tổ chức.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay chỉ đạt khoảng 2,7%, thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước dịch, khi tăng trưởng trung bình đạt khoảng 3%.

Trong bối cảnh đó, ông Lực cho biết hai đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Mỹ đều đang tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng.

Trung Quốc, dù đặt mục tiêu tăng trưởng 5%, nhưng dự báo có thể chỉ đạt khoảng 4,5%, ngay cả khi chính phủ nước này đang thực hiện hàng loạt các biện pháp kích cầu mạnh mẽ.

Trong khi đó, kinh tế Mỹ cũng đang suy giảm với dự báo tăng trưởng năm nay chỉ khoảng 1,5%, thấp hơn mức 2% được dự báo trước đó.

Mỹ và Trung Quốc dự báo tăng trưởng chậm hơn đặt ra những thách thức đáng kể đối với Việt Nam khi hai cường quốc này là đối tác lớn nhất của Việt Nam về các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, đổi mới sáng tạo và nhiều lĩnh vực khác.

Một rủi ro lớn khác mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay chính là chính sách thương mại.

“Chúng ta có thể thấy rất rõ mức độ gia tăng đột biến của rủi ro này, đặc biệt kể từ khi ông Trump chuẩn bị nhậm chức từ nhiệm kỳ đầu tiên cho đến nay. Xu hướng này đang quay trở lại với những diễn biến còn căng thẳng hơn trong bối cảnh hiện tại”, ông Lực cho biết.

Rủi ro thương mại này đã được các doanh nghiệp trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam, đánh giá sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu chậm lại đáng kể.

Dự báo cho thấy tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể chỉ đạt khoảng 3%, thấp hơn so với mức 3,4% của giai đoạn trước.

Kim ngạch xuất nhập khẩu với các đối tác chính trong năm 2024. Ảnh: Tổng cục Thống kê, BIDV

Đối với Việt Nam, trong tháng 1 vừa qua, xuất khẩu đã suy giảm chủ yếu do yếu tố chu kỳ Tết và phần nào bắt đầu chịu tác động từ chiến tranh thương mại. Sang tháng 2, xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa đạt mức như giai đoạn trước.

Điều này cho thấy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thương mại của Việt Nam.

“Vì vậy, năm nay, Bộ Công thương và Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ở mức khoảng 12%. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một mục tiêu đầy thách thức. Theo dự báo của tôi, mức tăng trưởng xuất khẩu chỉ có thể đạt khoảng 8-10%", ông Lực nhận định.

Ngoài ra, vị chuyên gia BIDV cũng lưu ý số liệu xuất khẩu năm ngoái của Việt Nam sang Mỹ tăng 23%, song nhập khẩu từ Trung Quốc tăng thêm 30%.

Do đó, ông Lực kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đến rủi ro trung chuyển hàng hóa và các doanh nghiệp cần chuyển trạng thái, minh bạch hóa xuất xứ hàng hóa Việt Nam.

Cùng chung quan ngại về các ảnh hưởng của các chiến tranh thương mại tới nền kinh tế, TS Hồ Sỹ Hòa, Giám đốc phân tích công ty chứng khoán DNSE đánh giá Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn nên chịu tác động nhiều từ thương chiến.

Thực tế, ông Hòa cũng chỉ ra chiến tranh thương mại lần đầu tiên dưới thời Tổng thống Trump đã bùng nổ từ năm 2018, lúc đó Mỹ bắt đầu áp thuế từ 10% và tăng lên 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Ngược lại, Trung Quốc đáp trả tương ứng khi đánh thuế với 128 mặt hàng từ Mỹ ngay trong năm 2018.

Theo số liệu công bố, Việt Nam là quốc gia có độ mở kinh tế lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm ngoái đã vượt 780 tỷ USD, chiếm gần 170% GDP, bao gồm kim ngạch thương mại 204 tỷ USD với Trung Quốc và 134,6 tỷ USD với Mỹ.

Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ cao như dệt may (với tỷ trọng 36,07%), giày dép (11,02%), thủy sản (6,11%); còn kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là điện thoại (24%), máy vi tính (21%) và hàng rau quả (8%).

Kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (28,1%) và máy móc khác (7,4%). Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (24%) và máy móc khác (22%).

Số liệu trên cho thấy mức độ ảnh hưởng cao vào các đối tác thương mại như Mỹ và Trung Quốc nên chiến tranh thương mại mang đến rủi ro làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, khi Việt Nam nhập 40% nguyên liệu dệt may và 60% linh kiện điện tử từ Trung Quốc nên nếu thuế quan tăng sẽ khiến chi phí sản xuất tăng 10-15% trong một số ngành.

Bên cạnh đó, về vấn đề gian lận xuất xứ, ở giai đoạn 2019-2023, Mỹ điều tra hơn 20 vụ liên quan đến hàng hóa “đội lốt” qua Việt Nam, trị giá hàng tỷ USD. Ví dụ, thép Việt Nam từng bị Mỹ áp thuế 456% năm 2019 đối với một số sản phẩm thép từ Việt Nam.

Trong nguy có cơ

Dù vậy, theo các chuyên gia, đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể hài hòa được các xung đột và lợi ích, tận dụng sự dịch chuyển của Trung Quốc. Chiến tranh thương mại mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam và nhiều lĩnh vực có thể được hưởng lợi.

Đầu tiên, năm 2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc theo chiến lược “Trung Quốc+1”.

Các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may, điện tử chọn Việt Nam để tránh giảm rủi ro địa chính trị. FDI đạt 38,23 tỷ USD, trong đó 30% đến từ các công ty “Trung Quốc+1”.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu với 35,7% tổng vốn năm 2024 và tăng vọt lên 71% trong tháng 1/2025, theo sau là bất động sản với 11,7% năm 2024 và 35% tháng 1/2025.

Theo đó, bất động sản khu công nghiệp hưởng lợi lớn, giá thuê đất phía Bắc tăng 4% lên 120-150 USD/m2, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư như Becamex-VSIP, Viglacera, Kinh Bắc, Senadozi nhờ nhu cầu thuê đất tăng mạnh.

Ngoài ra, đây cũng là thời cơ để Việt Nam phát huy lợi thế xuất khẩu sang EU với các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện.

Đặc biệt, ngành thép vẫn đạt sản lượng 21,98 triệu tấn, tăng 14%, nhờ nhu cầu nội địa và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc dù đối mặt thách thức từ thuế Mỹ (áp thuế 25% từ 4/3/2025), điều tra chống bán phá giá của EU (từ 31/7/2024) và thuế 30% của Ấn Độ.

Đồng thời, đây cũng là thời cơ để các ngành xuất khẩu nông thủy sản, hạ tầng cảng biển… cải thiện chất lượng nội tại, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và phát huy lợi thế, đa dạng hóa xuất khẩu sang các thị trường khác như EU, Ấn Độ.

Tăng trưởng cao nhưng rào cản lớn: Những nút thắt cần tháo gỡ

Tăng trưởng cao nhưng rào cản lớn: Những nút thắt cần tháo gỡ

Tiêu điểm -  1 tháng
Mục tiêu tăng trưởng trên 8% từ năm nay tạo áp lực buộc mỗi người và cả hệ thống phải nghĩ khác, làm khác thì mới đạt được, theo TS. Nguyễn Đình Cung.
Tăng trưởng cao nhưng rào cản lớn: Những nút thắt cần tháo gỡ

Tăng trưởng cao nhưng rào cản lớn: Những nút thắt cần tháo gỡ

Tiêu điểm -  1 tháng
Mục tiêu tăng trưởng trên 8% từ năm nay tạo áp lực buộc mỗi người và cả hệ thống phải nghĩ khác, làm khác thì mới đạt được, theo TS. Nguyễn Đình Cung.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tháng

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng

Tiêu điểm -  1 tháng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng, phải xóa bỏ mọi quan niệm, định kiến để có cách ứng xử và hành động cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này.

Các giải pháp cấp bách khi tăng trưởng 8% vẫn là thách thức lớn

Các giải pháp cấp bách khi tăng trưởng 8% vẫn là thách thức lớn

Tiêu điểm -  1 tháng

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay, nhưng thách thức vẫn còn lớn. Thủ tướng yêu cầu triển khai loạt giải pháp cấp bách như hoàn thành sáp nhập một số tỉnh, giảm lãi suất điều hành, phát hành trái phiếu chính phủ...

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Tiêu điểm -  2 ngày

Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Tiêu điểm -  3 ngày

Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.

Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại

Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại

Tiêu điểm -  4 ngày

Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  26 phút

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  1 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Tài chính -  1 giờ

Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đọc nhiều