Tăng trưởng cao nhưng rào cản lớn: Những nút thắt cần tháo gỡ

An Nhiên Thứ sáu, 14/03/2025 - 08:07
Nghe audio
0:00

Mục tiêu tăng trưởng trên 8% từ năm nay tạo áp lực buộc mỗi người và cả hệ thống phải nghĩ khác, làm khác thì mới đạt được, theo TS. Nguyễn Đình Cung.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% từ năm nay buộc chúng ta phải nghĩ khác, làm khác thì mới đạt được, theo TS Nguyễn Đình Cung. Ảnh Hoàng Anh

Áp lực nhưng người giỏi sẽ làm được

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, tạo nền tảng để nền kinh tế tăng hai chữ số từ năm tới.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định đây là một thách thức lớn. TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng, mục tiêu này đòi hỏi sự thay đổi căn bản trong tư duy và hành động của các cấp lãnh đạo cũng như doanh nghiệp.

“Tôi rất thích mục tiêu này nhưng chỉ những người giỏi mới làm được. Để đạt mục tiêu này, chúng ta buộc phải nghĩ khác, làm khác", ông Cung nói.

Theo ông Cung, một yếu tố then chốt là cải cách thể chế. Khuôn khổ pháp lý cần cởi mở hơn để tạo động lực cho đổi mới, khuyến khích tinh thần sáng tạo trong toàn bộ nền kinh tế. Một thể chế phù hợp không chỉ mở rộng không gian phát triển mà còn giúp huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Dù cải cách thể chế đã được xác định là một trong ba đột phá chiến lược tại Đại hội XI của Đảng từ năm 2011, tiến trình thực hiện vẫn gặp nhiều trở ngại.

Ông Cung cho rằng cách tiếp cận hiện nay - dựa trên tư duy “hiểu đến đâu thì cho làm đến đó” hoặc “không hiểu thì cấm” - đã dẫn đến một hệ thống pháp lý phức tạp, làm chậm tốc độ cải cách và hạn chế khả năng bứt phá của nền kinh tế.

TS. Nguyễn Đình Cung. Ảnh chụp màn hình

Tôi cảm thấy thời điểm này rất thuận lợi để cải cách thể chế. Trước đây, chúng ta chưa từng có cơ hội nào tốt như thế này. Chúng ta phải suy nghĩ khác, hành động khác thì mới có thể đạt được những mục tiêu cao đã đề ra”, ông Cung nhấn mạnh tại sự kiện “Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%” vừa được tổ chức ở TP.HCM.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ quan ngại về những vướng mắc trong thủ tục hành chính. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho biết điểm nghẽn lớn nhất hiện nay nằm ở quy trình thủ tục hành chính.

Theo ông, một vấn đề của doanh nghiệp cần giải quyết thường phải qua nhiều sở, ngành, thậm chí hơn mười đơn vị, kéo dài thời gian xử lý. Hồ sơ sau đó được trình lên UBND TP.HCM, tiếp tục phải lấy thêm ý kiến từ nhiều bên liên quan.

“Mỗi khâu xử lý mất ít nhất một tuần, có khi từ 10 đến 15 ngày, khiến quy trình trở nên rườm rà và kéo dài,” ông Hòa cho biết. Ông đề xuất cải cách quy trình theo hướng cơ quan chủ trì không cần đợi đầy đủ ý kiến từ các sở, ngành mới ra quyết định. Nếu đến thời hạn quy định mà chưa nhận đủ phản hồi, cơ quan này nên được quyền quyết định dựa trên thông tin sẵn có.

“Những điều chỉnh này không quá khó nhưng có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải quy định rõ ràng về thời gian xử lý cho tất cả các bên liên quan, qua đó nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Hòa kiến nghị.

Phát huy hiệu quả các nguồn lực hiện có

Thạc sĩ Cao Minh Nghĩa, Phó trưởng phòng nghiên cứu phát triển thuộc Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, TP.HCM cần phát huy tối đa các nguồn lực hiện có và triển khai một số giải pháp cụ thể.

Thứ nhất, TP.HCM cần đổi mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu theo hướng huy động tối đa các nguồn lực từ trong nước, nước ngoài, cộng đồng khoa học và các nhà đầu tư chiến lược. Kích cầu đầu tư, tiêu dùng và đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu sẽ giúp tạo ra sự bứt phá trong phát triển kinh tế.

Thứ hai, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới sau khi Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là hướng đi tất yếu để TP.HCM tạo ra đột phá mới trong mô hình tăng trưởng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc phát triển nguồn nhân lực không chỉ phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọn mà còn góp phần xây dựng chính quyền số và tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi chính sách.

Thứ tư, đẩy mạnh liên kết vùng. Theo ông Nghĩa, TP.HCM đang kiến nghị xây dựng luật về liên kết vùng, giúp tạo khung pháp lý rõ ràng, nâng cao tính đồng bộ và hiệu quả trong phát triển kinh tế vùng.

"Việc xây dựng luật liên kết vùng sẽ giúp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các tỉnh, thành, tạo sức mạnh tổng hợp và thúc đẩy tăng trưởng bền vững", ông Nghĩa nhận định.

TS. Trần Du Lịch. Ảnh chụp màn hình

Trong khi đó, TS. Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội nhấn mạnh, điều quan trọng hiện nay là xác định được động lực nào để tăng trưởng hai con số.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỷ USD nhưng chỉ khoảng 30%-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP.

Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14-15 tỷ USD, đây là một thách thức không nhỏ.

Theo ông Lịch, tăng trưởng năm nay phụ thuộc đáng kể vào tổng đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là tín dụng. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng 16% tổng dư nợ tín dụng, tương đương khoảng 2,5 triệu tỷ đồng. Lượng vốn này nếu được phân bổ hợp lý vào sản xuất và kinh doanh sẽ tạo ra sức bật mạnh mẽ cho tổng cầu.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng nếu dòng vốn này chảy vào chứng khoán hay bất động sản thay vì khu vực sản xuất, nguy cơ nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo và bong bóng tài chính, như đã từng xảy ra vào năm 2016.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8% trở lên: Liệu có khả thi?

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8% trở lên: Liệu có khả thi?

Leader talk -  1 tháng
Đạt mục tiêu tăng trưởng trên 7% và tiến tới 8% hoặc cao hơn vào năm nay sẽ là một thách thức đối với kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8% trở lên: Liệu có khả thi?

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8% trở lên: Liệu có khả thi?

Leader talk -  1 tháng
Đạt mục tiêu tăng trưởng trên 7% và tiến tới 8% hoặc cao hơn vào năm nay sẽ là một thách thức đối với kinh tế Việt Nam.
Động lực đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8%

Động lực đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8%

Tiêu điểm -  3 tháng

Tăng trưởng 8% năm 2025 là mục tiêu thách thức, đòi hỏi các yếu tố về cải cách thể chế, ổn định vĩ mô cũng như linh hoạt trong điều hành chính sách.

Ba rủi ro lớn từ kinh tế toàn cầu và thách thức với mục tiêu tăng trưởng 2 con số của Việt Nam

Ba rủi ro lớn từ kinh tế toàn cầu và thách thức với mục tiêu tăng trưởng 2 con số của Việt Nam

Tiêu điểm -  2 tháng

Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.

Doanh nghiệp khó khăn, mục tiêu tăng trưởng khó đạt

Doanh nghiệp khó khăn, mục tiêu tăng trưởng khó đạt

Tiêu điểm -  11 tháng

Trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, cầu tiêu dùng yếu, mục tiêu tăng trưởng 6 – 6,5% là rất thách thức.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  29 phút

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Tiêu điểm -  2 ngày

Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Tiêu điểm -  4 ngày

Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  29 phút

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  1 giờ

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay

Tài chính -  1 giờ

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  4 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  4 giờ

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  5 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  5 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

Đọc nhiều