Tiêu điểm
Những dấu ấn nổi bật ngành du lịch Việt
Thành công của Việt Nam trong nỗ lực tái thiết hoạt động ngành du lịch đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao thông qua các chỉ số và giải thưởng du lịch.
Năm ngoái, sau khi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trong nước được bao phủ trên diện rộng, dịch bệnh từng bước được kiểm soát, ý thức của người dân trong phòng, chống dịch bệnh được nâng cao, chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế tại một số địa phương diễn ra khả quan và an toàn…
Trong bối cảnh đó, trên cơ sở đề xuất của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL), Tổng cục Du lịch, Chính phủ đã cho phép mở lại toàn bộ hoạt động du lịch kể từ ngày 15/3/2022, ghi dấu mốc quan trọng khởi đầu cho sự phục hồi của du lịch Việt Nam.
Ráo riết mở cửa, vì đâu du lịch Việt vẫn ‘đói’ khách quốc tế?
Tại thời điểm đó, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có chính sách mở cửa thông thoáng nhất, khi không yêu cầu tiêm phòng vaccine; không yêu cầu cách ly y tế; không yêu cầu xét nghiệm Covid-19; không yêu cầu khai báo y tế trước khi nhập cảnh.
Các chính sách về thị thực được khôi phục như khi chưa có dịch Covid-19, các đường bay trong nước và quốc tế từng bước hoạt động trở lại, các lĩnh vực thương mại, vận tải, dịch vụ sôi động trở lại…
Ngay sau khi du lịch được mở lại, Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch đã triển khai mạnh mẽ chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch với thông điệp “Live fully in Vietnam” (Sống trọn vẹn tại Việt Nam) nhằm thu hút, mời chào khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam.
Cùng với đó, triển khai chương trình “Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn” dành cho khách du lịch nội địa.
Đồng thời, hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế, phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cung cấp các thông tin về mở cửa du lịch và thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các bộ ngành liên quan tiếp tục đề xuất Chính phủ triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch.
Thống kê cho thấy năm 2022, du lịch Việt Nam đã đón 3,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đạt trên 70% so với kế hoạch năm; khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, tăng gần 70% so với mục tiêu đặt ra, vượt xa con số 85 triệu lượt của năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 500.000 tỷ đồng, vượt 23% so với kế hoạch.
Trong bối cảnh ngành du lịch mở cửa trở lại hoàn toàn, nhu cầu du lịch phục hồi đã tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp quay lại thị trường. Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp xin cấp mới giấy phép kinh doanh lữ hành, số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ, cũng như có thêm nhiều khách sạn cao cấp 4 – 5 sao được đưa vào hoạt động đã cho thấy thị trường du lịch đang rất tích cực với những cơ hội kinh doanh mới được mở ra.
Cụ thể, đến hết năm 2022, cả nước có gần 2.900 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tăng 837 doanh nghiệp so với năm 2021.
Về cơ sở lưu trú du lịch, khoảng 35.000 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 700.000 buồng, trong đó có 224 cơ sở lưu trú du lịch hạng 5 sao và 345 cơ sở lưu trú hạng 4 sao.
Thành công của Việt Nam trong nỗ lực tái thiết hoạt động ngành du lịch đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao thông qua các chỉ số và giải thưởng du lịch.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố chỉ số Năng lực phát triển du lịch Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp thứ 52 trong số 122 quốc gia và vùng lãnh thổ, nằm trong số 3 quốc gia có mức tăng điểm cao nhất thế giới.
Việt Nam đạt nhiều giải thưởng danh giá của Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới như Điểm đến di sản hàng đầu thế giớI, Điểm đến hàng đầu châu Á…
Cú hích du lịch ASEAN khi Trung Quốc mở cửa
3 xu hướng du lịch hàng đầu năm 2023
Theo kết quả khảo sát từ Agoda, gặp lại bạn bè và người thân là một trong những lý do hàng đầu để du khách thực hiện các chuyến du lịch vào năm nay.
Tương lai mù mịt tại nhiều dự án bất động sản du lịch
Nhiều dự án du lịch trọng điểm tại Quảng Trị rơi vào tình trạng chậm, chờ giãn tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư (sau nhiều năm được cấp chủ trương), thậm chí thuộc diện bị chấm dứt theo quy định.
Trung Quốc nới lỏng hạn chế du lịch, dừng cách ly tập trung
Khách du lịch đến Trung Quốc sẽ chỉ cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ, và sẽ không phải đăng ký mã theo dõi sức khỏe.
Để du lịch Việt Nam không đi trước về sau
Du lịch Việt Nam “đi trước về sau” đang là nội dung được xã hội quan tâm và góp ý. “Đi trước” là mở cửa sớm, chủ động phục hồi nhưng kết quả du lịch lại xếp sau nhiều nước. Tôi nghĩ, không hẳn vậy.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.