Tiêu điểm
Cú hích du lịch ASEAN khi Trung Quốc mở cửa
Theo đánh giá của HSBC, ASEAN có vị thế tốt để nhận được sự thúc đẩy mạnh mẽ từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi phục hồi ấn tượng vào năm 2022, với lợi ích trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.
Ngày 8/1/2023, Trung Quốc chính thức mở cửa trở lại – một động thái được chờ đợi từ lâu. Đây là thị trường quan trọng hàng đầu với du lịch ASEAN, và thực tế không thể phủ nhận là khách du lịch từ Trung Quốc đã không có cơ hội quay lại ASEAN trong ba năm qua.
Năm 2022, lượng du khách Trung Quốc chỉ chiếm 1 – 3% so với năm 2019, để lại một khoảng trống lớn cần lấp đầy, khi dữ liệu cho thấy chỉ riêng du khách Trung Quốc đã chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động du lịch ở hầu hết các nước ASEAN, đặc biệt là ở Thái Lan và Việt Nam, với mức 30% tổng lượng khách du lịch tới mỗi quốc gia trong thời kỳ trước Covid-19.
HSBC trong báo cáo mới nhất về khu vực ASEAN nhận định Thái Lan là một quốc gia hưởng lợi đáng kể, bởi khách Trung Quốc không chỉ chiếm tỷ trọng lớn nhất, mà còn là nhóm chi tiêu nhiều nhất tính trên đầu người.
Bên cạnh đó, doanh thu từ du lịch chiếm gần 12% GDP của Thái Lan, trong đó 3% đến từ Trung Quốc.
Sau khi Trung Quốc quyết định dỡ bỏ tất cả các hạn chế kiểm dịch, Tổng cục Du lịch Thái Lan dự báo sẽ có ít nhất 5 triệu khách du lịch Trung Quốc quay trở lại, nâng tổng dự báo lượng khách du lịch của nước này lên 25 triệu vào năm 2023 – đạt 60% so với mức của năm 2019.
Thật vậy, ngay sau khi Trung Quốc công bố, lượng đặt vé đi Thái Lan đã tăng 400% trên Trip.com, đưa Thái Lan trở thành một trong năm điểm đến phổ biến nhất của du khách Trung Quốc.
HSBC ước tính nếu khách du lịch Trung Quốc trở lại mức trước đại dịch và chi hết tiền cho hàng hóa sản xuất trong nước, thì Thái Lan có thể đóng góp tối đa 1,8 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Trung Quốc mở cửa trở lại cũng sẽ thúc đẩy sự hồi sinh du lịch của Việt Nam một cách ấn tượng vì tương tự như Thái Lan, khách du lịch Trung Quốc từng chiếm khoảng 30%.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam không phụ thuộc nhiều vào du lịch như Thái Lan, nhưng không thể xem nhẹ tầm quan trọng của ngành này đối với thị trường việc làm.
Tại Việt Nam, khoảng 25% lực lượng lao động làm việc trong ngành ăn uống và các ngành liên quan đến lưu trú.
Hơn nữa, cũng cần xem xét quy mô không nhỏ của thị trường lao động phi chính thức ở ASEAN. Thị trường việc làm phi chính thức của Việt Nam thậm chí còn dễ bị tác động bởi du lịch, cụ thể là những người làm việc trong lĩnh vực nhà hàng và giải trí.
Ngay cả đối với Singapore, quốc gia không phụ thuộc nhiều vào du lịch, việc Trung Quốc mở cửa lại biên giới sẽ hỗ trợ ngành MICE – du lịch kết hợp sự kiện, cùng với ngành hàng không.
Sân bay Changi đã giảm từ vị trí sân bay “đông đúc” thứ 7 thế giới vào năm 2019 xuống thứ 58 vào năm 2020. Nhưng nhờ Singapore quyết liệt mở cửa trở lại, vào cuối năm 2022, sân bay đã đạt 75% lưu lượng hành khách hàng tuần trước đại dịch, và tốc độ tăng còn chậm do thiếu du khách từ Trung Quốc.
Philippines cũng sẽ được hưởng lợi, nhưng sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc sẽ chỉ tạo ra một cú hích nhỏ khi xét tỷ trọng của sự phục hồi ngành du lịch với GDP.
Ngoài ra, ngành du lịch tiếp tục phục hồi mạnh mẽ cũng sẽ mang lại lợi ích cho vị thế tài khoản vãng lai của ASEAN. Indonesia và Malaysia đã được hưởng lợi rất nhiều từ giá hàng hóa toàn cầu cao, trong khi Thái Lan và Việt Nam bị thâm hụt tài khoản vãng lai đáng kể do doanh thu du lịch sụt giảm.
Đơn cử tại Việt Nam, thâm hụt dịch vụ ngày càng lớn, do thiếu nguồn thu từ du lịch, là rào cản lớn đối với tài khoản vãng lai. Do đó, doanh thu từ khách du lịch nhiều hơn sẽ cung cấp thêm ngoại hối và giảm thâm hụt dịch vụ cho Việt Nam, mặc dù HSBC dự báo chỉ có một sự phục hồi nhẹ vào năm 2023.
Và trong khi có ánh sáng ở cuối đường hầm cho du lịch, những bất trắc về du lịch trong khu vực vẫn còn. Khách du lịch Trung Quốc sẽ quay trở lại nhanh chóng ở mức độ nào tùy thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như các chuyến bay quốc tế sẽ được khôi phục nhanh chóng như thế nào, và khi nào việc đi lại sẽ được bình thường hóa.
Để du lịch Việt Nam không đi trước về sau
Thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam
Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu với các doanh nghiệp châu Âu, theo kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh mới nhất của EuroCham.
Nhóm ngành hưởng lợi và bất lợi khi Trung Quốc mở cửa
Nhóm doanh nghiệp có thể hưởng lợi bao gồm cơ khí, dệt may, da giày, điện tử, ô tô. Ngược lại, các nhóm doanh nghiệp phân bón, hóa chất dự báo sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn.
Nhiều nhóm ngành dự báo hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa
Hàng không, thủy sản, xi măng, cao su, thép, dệt may hay bán lẻ là những ngành có thể được hưởng lợi khi Trung Quốc dần mở cửa nền kinh tế trong năm sau.
Sụt giảm khách Trung Quốc phủ màu xám lên kinh doanh khách sạn
Nguồn cung condotel tăng vọt trong bối cảnh tăng trưởng khách du lịch chậm lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh khách sạn ở Việt Nam.
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?