Doanh nghiệp
Những khoản đầu tư lớn thách thức tham vọng của bà chủ TH Milk
Mở rộng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, TH Milk của bà Thái Hương đang đối mặt với áp lực tài chính không nhỏ.

Ra mắt thị trường vào cuối năm 2010, TH Milk khi đó tự tin tuyên bố sẽ tạo nên bước ngoặt trên thị trường sữa Việt Nam khi đặt trọng tâm vào sữa tươi, lĩnh vực vẫn đang bị các doanh nghiệp lớn như Vinamik, Friesland Campina bỏ ngỏ.
Ngay từ khi xuất hiện, công ty đã tấn công mạnh vào thị trường bằng dự án trang trại chăn nuôi bò sữa lớn nhất châu Á và nhà máy sữa “lớn nhất Đông Nam Á” có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.
Chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ đưa ra giúp TH Milk có những bước phát triển thần tốc. Chỉ 5 năm sau ngày ra mắt sản phẩm đầu tiên, đến năm 2015, TH là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam với quy mô đàn lên tới 45.000 con, trên diện tích trang trại rộng 8.100 ha tập trung ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).
Hiện TH Milk cũng đang mở rộng phát triển một số trang trại khác ở các tỉnh: Hà Giang, Phú Yên, Sóc Trăng.... hướng tới mục tiêu đạt quy mô đàn bò sữa là 137.000 con khi kết thúc đầu tư vào năm 2020.
Sự phát triển của TH Milk còn được hậu thuẫn từ Chính phủ Israel với gói đầu tư trị giá 100 triệu USD, giải ngân trong giai đoạn từ 2013 – 2022.
Bên cạnh việc phát triển nhanh vùng nguyên liệu trồng thức ăn cho bò sữa (ngô, cao lương, cỏ…), TH Milk cũng thành công trong việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Từ sản phẩm đầu tiên là sữa tươi tiệt trùng, đến nay TH Milk có gần 60 sản phẩm các loại: sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa chua, phô mai, bơ, kem tươi.
Dẫn nguồn một báo cáo của AC Nielsen, tập đoàn TH tuyên bố mình đang nắm giữ hơn 40% thị phần sữa tươi tại Việt Nam tính đến năm 2016 và mục tiêu là vươn tới con số 50% thị phần sữa tươi vào năm 2020.
Bà Thái Hương, nhà sáng lập và tư vấn đầu tư Tập đoàn TH đặt cược vào chiến lược “True Milk” – “sữa thật”, thay vì dùng bột sữa nhập về pha với nước. Để định vị thương hiệu đồng thời tạo cho mình kênh tiêu thụ riêng, bên cạnh đưa sữa của mình vào các kênh phân phối truyền thống, TH còn tự phát triển kênh bán lẻ TH true mart với hệ thống lên tới 200 cửa hàng trên toàn quốc.
Từ năm 2015, tập đoàn TH tuyên bố đầu tư sản xuất và chế biến sữa tại Liên bang Nga để bán sản phẩm tại các thị trường như Nga, Trung Quốc và các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Hiện nay Tập đoàn TH đang vận hành hệ thống kinh doanh trong lĩnh vực sữa thông qua 3 công ty con gồm: TH Milk Food phát triển trang trại bò sữa và cung cấp nguyên liệu, TH Milk sản xuất ra các sản phẩm sữa và TH Food Chain có nhiệm vụ phân phối sản phẩm.
3 công ty này tạo ra chuỗi sản xuất khép kín để sản phẩm sữa của tập đoàn TH có mặt trên thị trường. Với số lượng bò sữa 45.000 con, có thể coi đây là tổ hợp sản xuất sữa tươi lớn nhất trong nước.
TH Milk cho biết, hiện tập đoàn này đang đầu tư mạnh để mở rộng trang trại và mạnh tay chi cho việc nhập máy móc công nghệ cao từ nhiều nước trên thế giới. Điều này dẫn đến các kết quả tài chính hiện tại của các công ty trong hệ thống chưa khả quan.
Một nguồn tin cho biết, tính đến cuối năm 2016, 3 công ty này đang lỗ lũy kế vài nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2016, công ty TH Food Chain lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm tích cực là doanh thu của TH Milk trong giai đoạn 2014 – 2017 tăng trưởng bình quân hơn 20%.
Đại diện tập đoàn TH cho biết, kế hoạch đầu tư của các công ty nằm trong kế hoạch kinh doanh của tập đoàn. Nhờ kiểm soát chi phí và áp dụng quản trị nguồn lực hiệu quả, doanh thu của TH Milk đã tăng trưởng tốt hơn kế hoạch ban đầu.
So với các công ty trong ngành, các bước đi của TH Milk tỏ ra bài bản khi công ty áp dụng công nghệ cao vào sản xuất và hướng tới việc tự chủ vùng từ nguyên liệu đến đàn bò, từ đó kiểm soát chất lượng đầu ra.
Tuy nhiên, việc tập đoàn TH triển khai đồng loạt cả mảng nguyên liệu (tăng số lượng đàn bò), sản xuất cho đến phân phối cũng là một thách thức không nhỏ trong việc thu xếp các nguồn tài chính cho các hoạt động này.
Ngành sữa Việt Nam vẫn được đánh giá là có dư địa tăng trưởng rất lớn khi lượng sữa tiêu thụ bình quân đầu người vẫn còn thấp so với các quốc gia trong khu vực. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng của thị trường lại khá chậm, bình quân chỉ 5 – 7% mỗi năm.
Trong đó nhóm sản phẩm sữa tươi có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn mức trung bình. Theo tập đoàn TH, mức tăng trưởng các sản phẩm sữa tươi của công ty này trong 3 năm qua đạt mức 20% cho thấy thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã chuyển dịch từ sữa bột pha lại sang sữa tươi.
Vì vậy TH kỳ vọng những kế hoạch đầu tư đầy thách thức trong ngành sữa như đầu tư rất lớn cho trang trại và công nghệ để sản xuất sữa tươi sẽ đạt hiệu quả, giúp sản phẩm sữa Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các quốc gia có lợi thế về sản xuất sữa.
Tập đoàn TH cũng đang tìm đường để đưa thương hiệu TH Milk ra nước ngoài, trong đó Nga là thị trường quan trọng nhất khi tập đoàn này dự tính sẽ nhân bản lại mô hình tại Việt Nam. Cuối tháng 1, tập đoàn này đã khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên tại Nga, trong kế hoạch đầu tư 2,7 tỷ USD vào quốc gia này trong 10 năm.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nằm trong danh sách thị trường trọng điểm của TH Milk trong tương lai. Mới đây, công ty đã mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Cuối năm ngoái, công ty đã khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao quy mô đầu tư 2.500 tỷ đồng tại Hà Giang và sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm trang trại ở các tỉnh khác thuộc vành đai biên giới Việt – Trung.
'Bò sữa' Vinamilk giảm lãi vì giá nguyên liệu tăng gần 20%
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.