Nợ công Việt Nam: Nguy cơ 'chưa giàu đã già lại nợ nhiều'

Nga Vũ Thứ tư, 18/10/2017 - 16:42

Việt nam có thu nhập trung bình thấp, dân số đang già hóa nhanh, năng suất lao động bình quân thấp và giảm dần dẫn đến nguy cơ “chưa giàu, đã già lại nợ nần nhiều”.

Nợ công tăng cao là do nhu cầu chi ngân sách cao, kỷ luật ngân sách lỏng lẻo, chi lãng phí.

Đây là lời của TS. Vũ Sỹ Cường - Học viện Tài chính trong Hội nghị “Quản lý nợ công ở Việt Nam: Thực trạng và các khuyến nghị chính sách” do Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) tổ chức nhằm chia sẻ kết quả phân tích và thảo luận góp ý cho Dự thảo Luật Quản lý Nợ công (thay thế cho Luật Quản lý Nợ công 2009).

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2016, nợ công của Việt Nam đã lên đến 94,8 tỷ đô la Mỹ, tương đương với 64,73% GDP và đã tiến sát mức trần cho phép là 65% GDP. 

Theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính vào tháng 11 năm 2016, nợ công của Việt Nam đã tăng 15 lần trong 15 năm qua. Theo Luật Quản lý Nợ công 2009, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ do Chính phủ bảo lãnh. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, nợ công còn bao gồm nợ của ngân hàng trung ương và các đơn vị công lập khác. Nếu tính đầy đủ theo thông lệ quốc tế, nợ công Việt Nam có thể lên đến hơn 200% GDP và đã vượt quá chỉ tiêu an toàn nợ là 65% GDP.

TS. Vũ Sỹ Cường

Quy mô dư nợ nước ngoài của Chính phủ (trong đó vay ODA, vay ưu đãi chiếm trên 94%) đến cuối năm 2015 so với cuối năm 2001 đã tăng 6,5 lần, tập trung vào 3 nhà tài trợ chính là Ngân hàng Thế giới - tăng 11,5 lần (274,2/23,9 nghìn tỷ đồng); Ngân hàng Phát triển châu Á - tăng 20,3 lần (151,1 nghìn tỷ đồng/7,5 nghìn tỷ đồng); Nhật Bản - tăng 6,8 lần (243,9/35,9 nghìn tỷ đồng), ông Cường nói.

Ông Cường cũng cho biết những rủi ro nợ công chính mà Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt. Cụ thể: tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ Chính phủ /thu ngân sách nhà nước (NSNN) và nghĩa vụ trả nợ công/thu NSNN đang ở mức cao và có xu hướng tăng, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn nợ công; Cân đối nguồn trả nợ trong ngân sách nhà nước không đủ, vay để trả nợ gốc ngày càng tăng (vay trả nợ gốc năm 2014 gần 80.000 tỷ; năm 2015 là 130.000 tỷ); bội chi lớn hơn chi đầu tư phát triển làm giảm tính bền vững nợ công và tạo ra rủi ro lớn cho NSNN trong trung và dài hạn; rủi ro trong quản lý và sử dụng nợ công.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, nợ công tăng cao là do nhu cầu chi ngân sách cao, kỷ luật ngân sách lỏng lẻo, tình trạng chi lãng phí, kém hiệu quả phổ biến đến mức đại biểu Quốc hội đã phải phát biểu “Chi tiêu như thế này thì không ngân sách nào chịu nổi”.

TS. Lê Đăng Doanh

Bên cạnh đó, chi thường xuyên lên đến 70-71% tổng chi ngân sách, chi trả nợ lên đến 24,5% chi ngân sách, hầu như toàn bộ chi đầu tư phải dựa vào tiền đi vay mà số vay mới này chỉ đủ để trả lãi và một phần nợ gốc. Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư thua lỗ cũng là một gắng nặng đối với ngân sách Nhà nước.

Do vậy,  việc chỉnh đốn chi ngân sách là hết sức cần thiết và cấp bách để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra, ông Doanh nhấn mạnh.

Đối với Dự thảo Luật quản lý nợ công, ông Doanh cũng đưa ra một số đề nghị như: xác định một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm trước Quốc hội và nhân dân về nợ công đó là Bộ Tài chính; Luật nên quy định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải trình của người quyết định chi ngân sách. Nếu có sai phạm sẽ chịu trách nhiệm hành chính, tài chính hay hình sự về những sai phạm hay thiếu sót; Quy định cụ thể, chi tiết về công khai, minh bạch với các khoản chi ngân sách co thể làm tăng nợ công…

Nợ công liên tục tăng và nhiều rủi ro

Nợ công liên tục tăng và nhiều rủi ro

Tiêu điểm -  6 năm

Nợ công Việt Nam đang đối mặt nhiều rủi ro lớn, nếu vẫn duy trì tốc độ bội chi và bảo lãnh Chính phủ như hiện nay, nợ công sẽ vượt trần Quốc hội cho phép. Thậm chí, nợ công có thể giảm bền vững ngay cả khi nền kinh tế gặp những cú sốc nhẹ.

HSBC: Nợ công của Việt Nam khó vượt ngưỡng 65% GDP

HSBC: Nợ công của Việt Nam khó vượt ngưỡng 65% GDP

Tiêu điểm -  6 năm

HSBC nhận định rằng dù có đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% do Chính phủ đề ra thì Việt Nam cũng khó có thể vượt quá mức giới hạn nợ 65% GDP mà Quốc hội đề ra.

[Chart] Nợ công của Việt Nam 5 năm qua

[Chart] Nợ công của Việt Nam 5 năm qua

Tài chính -  6 năm

Bản tin nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chính mới công bố cho biết, đến cuối năm 2015, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam là 80 tỷ USD. Trong đó Chính phủ nợ 39,6 tỷ USD và doanh nghiệp nợ 41,2 tỷ USD. Ngoài ra Chính phủ còn vay thêm 54,6 tỷ USD trong nước và đang bảo lãnh thêm 20,7 tỷ USD nợ vay khác.

Tăng thuế VAT: Có nguồn thu để đối phó với ngân sách và nợ công tăng cao?

Tăng thuế VAT: Có nguồn thu để đối phó với ngân sách và nợ công tăng cao?

Tiêu điểm -  7 năm

"Về thuế giá trị gia tăng, chúng ta đang đứng trước yêu cầu có tiền để chi cho các chương trình ưu tiên, có nguồn thu để đối phó với sức căng về ngân sách cũng như là nợ công tăng cao", ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam nhấn mạnh.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  53 phút

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  1 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  20 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  20 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.