Nợ xấu của ACB tăng mạnh bất thường

Trần Anh Thứ năm, 13/05/2021 - 12:23

Ban lãnh đạo ACB cho biết nợ xấu tăng do ngân hàng chủ động phân loại lại nợ của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai và ngân hàng dự báo có thể cần hơn 2 năm để xử lý tài sản thế chấp liên quan.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2021 của Ngân hàng Á Châu (ACB) cho thấy dấu hiệu suy giảm bất ngờ về chất lượng tài sản. Đi kèm với đó, ngân hàng phải ghi nhận trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến lên 605 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với mức 92 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Chi phí dự phòng tăng mạnh do quy mô nợ xấu của ngân hàng tăng đột biến trong 3 tháng đầu năm. So với các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, ACB là ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh nhất trong quý đầu năm nay, khi tăng 61% lên 2.954 tỷ đồng. 

Trong đó, ngân hàng ghi nhận nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) 800 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với thời điểm đầu năm. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của ngân hàng đạt 1.858 tỷ đồng, tăng 53%. Không chỉ nợ xấu tăng, nợ nhóm 2 – nợ cần chú ý có khẳ năng chuyển hóa thành nợ xấu cũng tăng lên 1.025 tỷ đồng, tăng gần 2 lần.

Theo nhóm phân tích SSI Research, ban lãnh đạo ACB cho biết nợ xấu tăng do ngân hàng chủ động phân loại lại nợ của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai. Ngoài ra, ACB cũng dự báo có thể cần hơn 2 năm để xử lý tài sản thế chấp liên quan, do đó ngân hàng đã trích lập dự phòng đầy đủ đối với khoản cho vay này (giả định tài sản đảm bảo bằng 0).

nợ xấu tăng mạnh, tỷ lệ nợ xấu của ACB vẫn ở mức rất thấp. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính tới cuối quý 1/2021 đạt 0,91%, trong nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống.

Nợ tái cơ cấu cũng chỉ khoảng 1.000 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng dư nợ cho vay vào cuối năm 2020. Trong khi đó, toàn bộ dư nợ của khách hàng có ít nhất một khoản vay được tái cơ cấu là 9.000 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm trước, và giảm còn 8.500 tỷ đồng vào cuối quý 1. Theo Thông tư 03, ngân hàng ước tính dự phòng cho số dư nợ tái cơ cấu là 300 tỷ đồng, tương đương 3% lãi trước thuế năm 2020 và sẽ được tính vào các quý sau.

Trích lập dự phòng tăng mạnh cũng không tác động đáng kể tới lợi nhuận của ACB. Ngân hàng ghi nhận 3.106 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế quý 1, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2020. Tăng trưởng đến từ các mảng kinh doanh lõi đều tăng mạnh. Thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 4.639 tỷ đồng, tăng 35,6% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 625 tỷ đồng gần 70%. NIM của ngân hàng cũng tăng mạnh cải thiện lên 4,22%.

SSI Research cho rằng khoản phí nhận được từ SunLife (370 triệu USD) đã phần nào giúp ACB giảm được chi phí vốn trong kỳ. Kết quả hoạt động mảng bancassurance của ACB trong quý 1 đứng thứ 2 hệ thống ngân hàng về doanh thu phí.  Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đã cải thiện lên 22% từ mức 20% cuối 2020.

ACB và Sun Life Việt Nam hợp tác phân phối bảo hiểm nhân thọ

ACB và Sun Life Việt Nam hợp tác phân phối bảo hiểm nhân thọ

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố việc ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn 15 năm tại Việt Nam.
ACB và Sun Life Việt Nam hợp tác phân phối bảo hiểm nhân thọ

ACB và Sun Life Việt Nam hợp tác phân phối bảo hiểm nhân thọ

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố việc ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn 15 năm tại Việt Nam.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  12 phút

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  23 phút

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  27 phút

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  42 phút

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  48 phút

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  54 phút

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Đọc nhiều