Điểm yếu cốt tử trong ứng phó biến đổi khí hậu
Các nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu đang bị cản trở khi các nhà hoạch định chính sách chật vật tìm kiếm, thu thập và phân tích dữ liệu liên quan.
Ngành nông nghiệp đang triển khai các phương án chống bão số 3, bảo vệ lúa và hoa màu, nhưng thiệt hại vẫn khó lường do phụ thuộc vào diễn biến phức tạp của cơn bão.
Bão số 3 mang tên Yagi có cường độ dự báo mạnh nhất trong suốt 20 năm qua đổ bộ vịnh Bắc bộ. Dự báo khi vào đến bờ, bão giảm cấp 12 với rủi ro thiên tai cấp 4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD), cho biết hôm 6/9.
Dữ liệu của Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy lượng mưa gây ra do cơn bão số 3 ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ sẽ có nguy cơ ngập úng khoảng 22.000 – 32.000 ha sản xuất nông nghiệp.
Áp lực chống bão căng thẳng hơn, từ ngày 6-9/9/2024 là thời kỳ triều kém ở vùng ven biển, kết hợp với xả lũ các hồ thủy điện, nên tiêu thoát nước của công trình thủy lợi sẽ gặp khó khăn.
Thứ trưởng Trung lo ngại rằng: "Nếu cơn bão diễn ra đúng như dự báo, khu vực Đồng bằng Bắc bộ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề về sản xuất nông nghiệp". Theo ông, rau màu và lúa là hai đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Hiện tại, có khoảng 1 triệu ha lúa ở khu vực đang trong giai đoạn đứng đòng và trỗ, dễ bị thiệt hại nghiêm trọng nếu chịu ảnh hưởng mưa bão lớn. Khu vực Bắc Trung bộ cũng có khoảng 15.000ha lúa đang vào giai đoạn thu hoạch, làm tăng nguy cơ tổn thất mùa màng.
Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, việc hoàn thành mục tiêu sản xuất 43 triệu tấn lúa cả nước năm 2024 sẽ "rất khó khăn" nếu không bảo vệ tốt khoảng 1 triệu ha lúa vụ mùa, dự kiến cho sản lượng 6 triệu tấn.
Sau bão, với 1 triệu ha lúa phải có phương án tiêu nước triệt để, đồng thời tính toán mức ngập úng do hoàn lưu sau bão và xả lũ của các hồ thủy điện. MARD chỉ đạo đơn vị liên quan bám sát tình hình mưa bão, đặc biệt là 5 tỉnh Đồng bằng sông Hồng là: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Bình.
Dự báo diện tích 63.000ha trồng hoa màu, nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả có thể bị ảnh hưởng đáng kể nếu mưa bão kéo dài. Cục Trồng trọt đã có văn bản chi tiết chỉ đạo các địa phương xử lý lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả trước và sau khi bão đổ bộ.
Ngoài đưa ra các phương án phòng chống mưa bão, MARD đang tính toán việc rút nước và vận hành các hồ chứa. MARD cũng đã cử các đoàn công tác đến các địa phương để theo dõi và chỉ đạo tình hình khi cơn bão dự kiến sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp kể từ ngày 6/9.
Nông nghiệp Việt Nam đang chịu tác động nặng nể bởi biến đổi khí hậu. Tiến độ xuống giống lúa hè thu năm nay chậm hơn so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn từ đầu năm, theo Tổng cục Thống kê.
Vụ hè – thu năm nay, theo Tổng cục Thống kê, diện tích gieo trồng cả nước năm nay ước đạt 1.909,8 nghìn ha, bằng 99,8% cùng kỳ năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 173,9 nghìn ha, bằng 100,7%; các địa phương phía Nam đạt 1.735,9 nghìn ha, bằng 99,8%, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.470,0 nghìn ha, bằng 99,7%.
Các nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu đang bị cản trở khi các nhà hoạch định chính sách chật vật tìm kiếm, thu thập và phân tích dữ liệu liên quan.
Cơ hội với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vẫn đang khó biến thành hiện thực.
Các bờ kè chống sụt lún và sự phát triển của hạ tầng đường bộ không chỉ đẩy chợ nổi tại Đồng bằng sông Cửu Long đến bờ vực biến mất, mà còn đẩy sinh kế của nhiều người dân nơi đây vào ngõ cụt.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.