Chìa khóa chống biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là thách thức cấp thiết và phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác, tài chính và những hành động mang tính tập thể nhiều hơn nữa ngay bây giờ.
Các nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu đang bị cản trở khi các nhà hoạch định chính sách chật vật tìm kiếm, thu thập và phân tích dữ liệu liên quan.
Một số cơ quan thống kê quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết, họ không có đủ cán bộ làm việc về dữ liệu khí hậu. Trong khi đó, một số khác không có bộ phận riêng về dữ liệu khí hậu, theo kết quả khảo sát mới nhất từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Hầu hết những người được hỏi cũng cho biết, khả năng tiếp cận dữ liệu chi tiết theo khu vực địa lý của họ cao nhất ở mức trung bình đối với nhiều loại dữ liệu, gồm cả dữ liệu về các tác nhân gây biến đổi khí hậu như sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tổng lượng phát thải khí nhà kính.
Những dữ liệu chính về tác động tới hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng, các khu vực địa lý cụ thể và an ninh nguồn nước cũng thiếu.
Châu Á – Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa tổng lượng phát thải nhà kính toàn cầu và chịu ảnh hưởng từ thiên tai và các rủi ro khí hậu khác nhiều hơn so với bất kỳ khu vực nào khác.
Nếu không có dữ liệu chất lượng cao và khả năng phân tích dữ liệu, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực không thể thiết kế những biện pháp hiệu quả, có trọng tâm để giải quyết nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu, cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp này.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park nhận định, khu vực này cần dữ liệu chất lượng cao và năng lực thống kê mạnh mẽ để tránh những điểm mù về chính sách.
Dữ liệu cũng bảo đảm rằng các chiến lược giải quyết khủng hoảng khí hậu được dựa trên thông tin đầy đủ.
“Điều này có nghĩa là chúng ta cần đầu tư vào các hệ thống thống kê, con người và các thể chế của mình. Cái giá phải trả cho việc không làm vậy sẽ cao hơn nhiều so với các khoản đầu tư này”, ông phân tích.
Theo ADB trong báo cáo, việc có dữ liệu phù hợp cho phép theo dõi cục bộ hơn những tác động của biến đổi khí hậu, cung cấp bối cảnh cho một giải pháp chính sách hiệu quả hơn dựa trên dữ liệu và bằng chứng.
Dữ liệu chi tiết theo khu vực địa lý cũng giúp xác định những lĩnh vực cần ưu tiên trong chính sách, bảo đảm nguồn lực được định hướng tới những nơi cần thiết nhất.
Báo cáo của ADB lưu ý, các cơ quan thống kê quốc gia không chỉ gặp thách thức do năng lực hạn chế và thiếu khả năng tiếp cận dữ liệu khí hậu, mà còn do thiếu định nghĩa và phương pháp thống nhất.
Nguyên nhân của các thiếu sót này, những người trả lời khảo sát đã chỉ ra các yếu tố gồm thiếu nhân viên kỹ thuật, nguồn lực tài chính hạn chế, khó khăn về phương pháp luận và kỹ thuật, thiếu sự phối hợp với các bên liên quan khác và dữ liệu biến đổi khí hậu không được xem là ưu tiên.
Biến đổi khí hậu là thách thức cấp thiết và phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác, tài chính và những hành động mang tính tập thể nhiều hơn nữa ngay bây giờ.
Các ngân hàng phát triển đa phương tại COP28 mới đây đã đưa ra tuyên bố chung về những hành động cấp thiết và cụ thể để gia tăng quy mô tài trợ và nâng cao việc đo lường kết quả khí hậu.
Vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế, du lịch ven biển đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng từ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, như lũ lụt, nước biển dâng.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.
Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.