Tài chính
Nửa đầu năm 2018 thu 28.000 tỷ đồng từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước
Lũy kế từ năm 2016 đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần số thu được trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.
Sáng nay, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã họp đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2018, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đưa tin.
Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo, trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 19 doanh nghiệp nhà nước, tổng giá trị doanh nghiệp là 40.672 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 23.084 tỷ đồng.
Trong đó, 16 doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và bán cho cổ đông chiến lược, thu về 22.457 tỷ đồng khi bán 46% vốn điều lệ cho cổ đông bên ngoài và người lao động.
Số doanh nghiệp này bao gồm 8 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa từ năm 2017 và 8 doanh nghiệp vừa phê duyệt trong năm nay. Số thu này gấp 4,5 lần số thu từ IPO của cả năm 2017.
Một số doanh nghiệp quy mô lớn như đã được cổ phần hóa như: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Tổng Công ty Phát điện 3, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
Về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, địa phương đã thoái vốn nhà nước tại 42 doanh nghiệp với giá trị sổ sách 1.813 tỷ đồng, thu về 5.598 tỷ đồng (gấp 3,08 lần giá trị sổ sách).
Như vậy, tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 28.055 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng (năm 2016 là 30.000 tỷ đồng; năm 2017 là 140.000 tỷ đồng).
Nhờ một số thương vụ cổ phần hóa, thoái vốn giá trị lớn như Sabeco, Vinamilk, từ năm 2016 tới nay, số thu từ cổ phần hóa gấp 2,5 lần tổng số thu giai đoạn 2011 - 2015 (khoảng 78.000 tỷ).
Mặc dù đạt được các tiến bộ về số thu cổ phần hóa và thoái vốn, Ban Chỉ đạo cho rằng tiến độ cổ phần hóa, bán vốn nhà nước còn chậm. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt triển khai và cần có nỗ lực lớn trong 6 tháng cuối năm để hoàn thành cao nhất kế hoạch đề ra của năm 2018.
Theo kế hoạch, TP. HCM phải thực hiện cổ phần hóa 39 doanh nghiệp, Hà Nội phải thực hiện cổ phần hóa 11 doanh nghiệp, nhưng đến nay chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào.
Một số bộ, ngành, địa phương có nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn như: Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bình Định, Bắc Giang…vẫn đang triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt thấp hoặc chưa có kết quả.
Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, chấp hành chế độ báo cáo chưa được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt tại một số Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Cụ thể, có tới 747 doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo báo cáo của Bộ Tài chính tính đến ngày 15/8/2017.
4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, việc các doanh nghiệp nhà nước muốn nắm cổ phần chi phối khi cổ phần hoá là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều thương vụ M&A không thành công.
Vì đâu vốn cổ phần tư nhân liên tục đổ vào Việt Nam và Đông Nam Á?
Thị trường vốn Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đang đón nhận dòng tiền sôi động từ các quỹ đầu tư tư nhân nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi.
Vay tiền ngân hàng mua cổ phần Vinatex, VID Group lãi lớn khi thoái vốn
Ngay sau khi trở thành cổ đông chiến lược của Vinatex năm 2014, VID Group đã dùng phần lớn số cổ phần nắm giữ làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại Maritime Bank, ngân hàng mà công ty này là cổ đông.
'Miếng bánh' cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp nhà nước
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá để chi phối hoạt động chính là một trong những nguyên nhân khó hấp dẫn nhà đầu tư chiến lược.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.