Khởi nghiệp
Ông chủ Dennis Nguyễn trở lại với startup Việt Nam
Ông Dennis Nguyễn vừa niêm yết niêm yết cổ phiếu Society Pass trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Trước đó, ông từng là Chủ tịch The KAfe và Phó chủ tịch Huy Việt Nam.
Cách đây ít ngày, Society Pass - một startup thương mại điện tử có trụ sở tại Mỹ và chi nhánh tại Việt Nam (Công ty TNHH SoPa Technology) vừa chính thức niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Society Pass giao dịch với mã cổ phiếu "SOPA" có mức giá khoảng 43 USD.
Society Pass đăng ký kinh doanh tại Việt Nam từ tháng 10/2019 với các ngành nghề chính là tư vấn quản lý, xuất bản phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu...
Cuối tháng 4/2020, doanh nghiệp thay đổi người đại diện pháp luật từ ông Cory Steven Bentley sang bà Ngô Thị Châm. Từ đó, bà Ngô Thị Châm cũng được bổ nhiệm làm CEO thay thế ông Cory Steven Bentley.
Ngoài ra, bà Ngô Thị Châm còn đại diện các doanh nghiệp là: Công ty TNHH Hottab Việt Nam và Công ty TNHH Hottab Asset Việt Nam.

Tới tháng 7/2021, Society Pass khiến cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam bất ngờ khi tuyên bố "hồi sinh" lại sàn thương mại điện tử Leflair thông qua việc mua bán với chủ sở hữu thực sự của Leflair là Tập đoàn GoodVentures SEA Ltd. có trụ sở chính tại Hồng Kông.
Thương vụ M&A này hoàn toàn không liên quan gì đến pháp nhân cũ từng vận hành Leflair tại Việt Nam. Đồng thời, thương vụ cũng cho phép Society Pass toàn quyền đưa Leflair trở lại thị trường và quản lý, vận hành trực tiếp nền tảng của Leflair theo tên miền www.leflair.com, thay vì www.leflair.vn trước đây.
Ông Dennis Nguyễn - Nhà sáng lập và CEO Society Pass cho rằng, việc mua lại Leflair là điều phù hợp vì công ty này từng có doanh số 10 triệu USD và được xếp vào hàng top 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất VIệt Nam.
Kể từ khi thành lập tại Việt Nam, Society Pass chưa từng có lãi. Năm 2020, Society Pass ghi nhận doanh thu 52.453 USD, cùng khoản lỗ ròng 3,8 triệu USD. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, công ty này đã lỗ ròng tới 4,2 triệu USD.
Đáng chú ý, ông Dennis Nguyễn cũng là chủ tịch New Asia Partners, một quỹ đầu tư có trụ sở Hồng Kông chuyên tìm kiếm cơ hội tại các thị trường mới nổi châu Á, trong đó có Việt Nam. Nhưng những khoản đầu tư trước đây của ông đã không mấy thành công.

New Asia Partners của ông Dennis Nguyễn từng đầu tư vào chuỗi cà phê The KAfe đã đóng cửa năm 2016, ngay sau khi huy động được 5,5 triệu USD.
Ông Dennis Nguyễn từng giữ vai trò Chủ tịch HĐQT của The KAfe, sau khi dẫn vốn cho nhà sáng lập Đào Chi Anh. The KAfe từng vướng lùm xùm nợ tiền hàng tỷ đồng nhà cung cấp và cũng Đào Chi Anh rời khỏi vị trí CEO của The KAfe trước khi thương hiệu này nhanh chóng đóng cửa.
Sau này, lịch sử The KAfe đã lặp lại với chuỗi nhà hàng Món Huế khi công ty này bị tố nợ tiền nhà cung cấp. Thời điểm đó, ông Dennis Nguyễn giữ cương vị Phó chủ tịch công ty Huy Việt Nam (công ty mẹ của Món Huế).
Huy Việt Nam được thành lập năm 2006 do ông Huy Nhật làm Tổng giám đốc. Ngoài Món Huế, Huy Việt Nam còn sở hữu nhiều nhà hàng khác như Phở Ông Hùng, Great Bánh Mỳ & Café, Phở 99, Cơm Thố Cháy, Mỳ Quảng Bếp Tâm, Iki Sushi…
Vai trò Phó chủ tịch của ông Dennis Nguyễn là người kết nối Huy Nhật với các quỹ đầu tư. Thông qua ông Dennis Nguyễn, startup này được nhiều nhà đầu tư Trung Quốc và Hồng Kông biết tới nhiều hơn.
Tới năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã khởi kiện nhà điều hành Huy Việt Nam và người sáng lập Huy Nhật vì đã gian lận trong kinh doanh làm thiệt hại hàng chục triệu USD.
Món Huế 'đột tử' do quản trị công ty chứ không phải quản trị kinh doanh
Liên minh GoTo huy động 1,3 tỷ USD trước thềm IPO
Theo GoTo, hệ sinh thái của công ty hiện chiếm gần 2/3 chi tiêu tiêu dùng của Indonesia và tổng giá trị thị trường ở nước này dự kiến sẽ vượt 600 tỷ USD vào năm 2025.
Tham vọng trong mảng thanh toán của Gojek Việt Nam
Gojek gần như đã hoàn thiện hệ sinh thái của mình tại Việt Nam, bên cạnh dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và giao hàng, sắp tới sẽ có thêm các dịch vụ thanh toán.
VNG đầu tư 22,5 triệu USD vào startup Telio
VNG có thể giúp Telio đi nhanh và mạnh trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B thông qua Zalo, thì startup này lại giúp ZaloPay của tỷ phú Lê Hồng Minh triển khai được các dịch vụ tài chính, tín dụng tới các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Việt Nam có thể dẫn đầu xu thế game blockchain
Có một thực tế là người Việt Nam được tiếp cận công nghệ, cũng như khái niệm blockchain từ sớm. Thuận lợi hơn, là các lập trình viên người Việt cũng rất giỏi và đông đảo, phù hợp với xu thế phát triển game blockchain hiện nay.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.