Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Sau nhiều lời chỉ trích, người đứng đầu Nhà Trắng mới đây tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO nhưng hiện chưa rõ khi nào quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố nước Mỹ sẽ chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức y tế thế giới (WHO) - một động thái mà ông đã từng đe dọa trong suốt đại dịch Covid-19.
"WHO đã thất bại trong việc thực hiện các cải cách được yêu cầu và rất cần thiết, chúng tôi hôm nay sẽ chấm dứt mối quan hệ với WHO và chuyển các khoản tiền viện trợ sang các nhu cầu sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu khác xứng đáng và khẩn cấp hơn", CNN dẫn lời ông Trump. Vị này cho rằng thế giới cần câu trả lời từ Trung Quốc về vi rút Corona cũng như phải có sự minh bạch.
Reuters đưa tin cho biết người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng các quan chức của Trung Quốc đã “phớt lờ nghĩa vụ cảnh cáo” cho WHO về dịch Covid-19 cũng như gây áp lực cho cơ quan này “đánh lừa thế giới”.
“Trung Quốc đã có toàn quyền kiểm soát WHO mặc dù chỉ đóng góp 40 triệu USD trong khi nước Mỹ đang phải chi gần 450 triệu USD một năm”, ông Trump phân tích. Nước Mỹ hiện là thành viên đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của WHO.
Hiện chưa rõ khi nào quyết định từ ông Trump sẽ có hiệu lực nhưng theo nghị quyết năm 1948 (năm nước Mỹ trở thành thành viên WHO) của Quốc hội Mỹ về tư cách thành viên WHO, Washington có quyền rút khỏi tổ chức này nếu thông báo trước một năm.
Giữa tháng trước, ông Trump tuyên bố đình chỉ cấp ngân sách cho WHO và ngày 18/5 ra tối hậu thư cho tổ chức này 30 ngày để thực hiện cải cách, nếu không sẽ dừng tài trợ vĩnh viễn.
Quyết định mới nhất của ông Trump với WHO là bằng chứng tiếp tục về sự hoài nghi kéo dài nhiều năm của vị tổng thống này với các tổ chức thế giới khi cho rằng nước Mỹ đang bị lợi dụng. Ông Trump đã đặt vấn đề về tài trợ của Mỹ với Liên hợp quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương cũng như rút nước Mỹ ra khỏi hiệp định khí hậu Paris và liên tục đưa ra chỉ trích với Tổ chức thương mại thế giới.
Phần lớn ngân sách của WHO dựa trên sự đóng góp tự nguyện và chủ yếu đi từ các quốc gia và những nhà tài trợ khác đến thẳng địa điểm được lựa chọn. Do đó, WHO chỉ kiểm soát phần "đóng góp được đánh giá" của các quốc gia thành viên dựa trên tiềm lực kinh tế và dân số, theo AFP.
Amesh A. Adalja, một học giả cao cấp tại trung tâm an ninh y tế Johns Hopkins Center for Health Security, cho rằng trên thực tế, quyết định của ông Trump ít có khả năng thay đổi hoạt động của WHO. "Từ quan điểm hay đạo đức, đó là một hành động sai lầm giữa đại dịch và dường như làm chệch hướng trách nhiệm mà nước Mỹ đã thất bại và đổ lỗi cho WHO", Reuters dẫn lời.
Trong khi ông Trump liên tục gây áp lực với WHO trước đó, các nhà lãnh đạo tại châu Âu lại đưa ra thông điệp ủng hộ tổ chức này.
Hiện WHO chưa đưa ra bình luận về hành động mới nhất của ông Trump nhưng trước đó đã bác bỏ lời cáo buộc về sự kiểm soát của Trung Quốc đối với thông tin từ tổ chức này.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.