Kinh tế thế giới sẽ ra sao trong năm 2019?
Chiến tranh thương mại và biến động chính trị sẽ khiến nhiều nền kinh tế tiếp tục giảm tốc trong năm nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã hủy chuyến đi tới Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) 2019 của phái đoàn Mỹ vì lý do chính phủ nước này đang đóng cửa.
Theo tuyên bố từ Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders đưa tin bởi CNN, kế hoạch tới Davos (Thụy Sỹ) để tham dự WEF 2019 của phái đoàn Mỹ đã bị hủy bỏ do chính phủ Mỹ vẫn bị đóng cửa.
“Sau khi cân nhắc việc 800.000 người lao động của nước Mỹ không được trả lương cũng như đảm bảo đội ngũ có thể hỗ trợ khi cần thiết, Tổng thống Trump đã quyết định hủy bỏ chuyến đi của phái đoàn Mỹ tới Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sỹ”.
Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết người đứng đầu Nhà Trắng chiều thứ Năm (theo giờ Washington) đã đưa ra quyết định hủy bỏ chuyến đi của phái đoàn nước này.
Trước đó, ông Donald Trump cũng có kế hoạch tham dự diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới này nhưng sau đó cũng hủy bỏ vì cùng lý do. Thay cho người đứng đầu sẽ là Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Ngoại trưởng Mike Pompeo. Tuy nhiên theo Reuters, với động thái mới nhất này, hai quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cũng nhiều khả năng không thể tham gia diễn đàn.
Diễn đàn kinh tế thế giới năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 22/1 tới ngày 25/1 tại Davos với khoảng 3.000 người tham dự từ khắp mọi nơi trên thế giới, thảo luận về chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc toàn cầu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Chương trình nghị sự năm nay sẽ có hơn 350 phiên họp, thảo luận và đối thoại, xác định các mô hình mới bền vững, toàn diện nhằm thích nghi với thế giới có tiến trình hội nhập toàn cầu mạnh mẽ.
WEF là diễn đàn quan trọng bậc nhất về kinh tế, chính trị thế giới và theo thông lệ sẽ có sự tham dự của các nhà lãnh đạo của G7. Tuy vậy, WEF 2019 chỉ có sự tham gia của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte.
Sự vắng mặt của phái đoàn Mỹ năm nay khá đối nghịch với hình ảnh năm ngoái khi ông Donald Trump trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên tham gia diễn đàn kinh tế thế giới trong vòng 18 năm. Washington cũng cử đi một đoàn đại biểu lớn gồm nhiều bộ trưởng và trợ lý cấp cao.
Tính đến thời điểm hiện tại, chính phủ Mỹ đã đóng cửa 27 ngày liên tục, đánh dấu chuỗi ngày đóng cửa dài nhất trong lịch sử của nước này.
Chiến tranh thương mại và biến động chính trị sẽ khiến nhiều nền kinh tế tiếp tục giảm tốc trong năm nay.
Kinh tế châu Âu đang dần quay trở lại thời kỳ hoàng kim.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.