Phát triển bền vững và sáng tạo: Xu hướng phát triển đô thị trên thế giới

Lam Giang - 13:31, 11/11/2020

TheLEADERNhân ngày Đô thị Việt Nam 08/11, tọa đàm “Tạo dựng hệ sinh thái đô thị hướng đến phát triển bền vững” đã quy tụ nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành cùng tham gia bàn luận và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc.

Chương trình do khoa Đô thị học - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trung tâm nghiên cứu Đô thị và phát triển, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Phố Bên Đồi, CLB Nghiên cứu và vinh danh văn Hóa Nam Bộ phối hợp cùng Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Phúc Khang (Phuc Khang Corporation) tổ chức.

Đông đảo các học giả, chuyên gia cùng đại diện các ban ngành đã tham gia chương trình như: TS. Nguyễn Minh Nhựt - Phó trưởng Ban Đô thị - Hội đồng Nhân dân TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân– Trưởng khoa Đô thị học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, TS. Trịnh Tú Anh, Giám đốc Viện Đô thị thông minh và quản lý Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. 

Ngoài ra, chương trinh con có sự tham dự của GS. Chung Hoàng Chương Trung tâm nghiên cứu quốc tế - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH quốc gia HCM, ông Trần Đình Long - Trưởng đại diện văn phòng phía Nam - Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN, TS. Lê Tuấn Khanh - Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng (Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng), TS. Nguyễn Nhã (Trưởng đề án Bếp Việt), TS. Olivier Tessier (Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại TP.HCM)…

Phát triển bền vững và sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới
Tọa đàm thu hút giới chuyên môn về lĩnh vực văn hoá, quy hoạch phát triển đô thị.

Dưới sự điều phối của TS. Trương Hoàng Trương (nguyên Trưởng khoa Đô thị học) và TS.KTS Lê Thị Hồng Na (Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và phát triển sản phẩm Phuc Khang Corporation), tọa đàm đã thu hút nhiều ý kiến chia sẻ và đóng góp sôi nổi xoay quanh các vấn đề về sự phát triển bền vững của đô thị.

Với tham luận “Bức khảm các tiểu văn hóa tại Sài Gòn – TP.HCM”, PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu đô thị đã giúp người yêu văn hóa đô thị được cơ hội nhìn lại các tiểu văn hóa tại Sài Gòn như phố hoa (đường Hồ Thị Kỷ), phố thuốc Đông Y (đường Lương Nhữ Học, Hải thượng Lãn Ông, Phùng Hưng), phố âm thanh (đường Nguyễn Thiện Thuật), phố ẩm thực (đường Nguyễn Tri Phương - quận 10, Nguyễn Hữu Cầu - quận 1), phố cà phê (Trần Cao Vân - Hồ Con Rùa)… cho đến các khu tiểu văn hóa người Chăm, tiểu văn hóa dịch vụ du lịch, tiểu văn hóa nghề dệt… tạo nên bức tranh văn hóa sống động của thành phố.

Người xem còn được trở về với Sài Gòn xưa qua các câu chuyện kể về thành Bát Quái, thành Phụng, Lăng Ông Bà Chiểu, cách đặt tên quận - tên đường, câu chuyện đồng bạc xé đôi, chuyện xích lô, những chiếc cầu xưa, chợ Bến Thành… qua chia sẻ của ông Hồ Nhựt Quang – Cố vấn cấp cao về văn hóa của Phúc Khang Corporation, Chủ tịch CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam Bộ.

Phát triển bền vững và sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới 1
Các diễn giả của chương trình.

Đến với tọa đàm với tham luận về “Xây dựng công viên khoa học và công nghệ TP.HCM góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu đô thị sáng tạo phía Đông thành phố”, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Trưởng khoa Đô thị học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia - HCM đúc kết bài học kinh nghiệm từ Singapore để kiến nghị các giải pháp xây dựng mô hình đô thị thông minh, xanh - sạch - đẹp, phát triển bền vững và sáng tạo theo xu thế phát triển đô thị trên thế giới.

Góp mặt tại tọa đàm, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phuc Khang Corporation đã tạo được sự chú ý đặc biệt về phần chia sẻ tiêu chuẩn phát triển low-carbon, khả năng chống chịu với khí hậu và thiên tai, quản lý bền vững tài nguyên và môi trường, thể hiện sứ mệnh và tầm nhìn của một nhà phát triển công trình xanh trong việc kết hợp truyền thống và hiện đại qua các dự án đô thị.

Phát triển bền vững và sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới 2
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu – Tổng giám đốc Phuc Khang Corporation trao đổi về “Phát triển đô thị bền vững và giải pháp công trình xanh”.

“Được thưởng lãm nhiều hiện vật văn hóa, lắng nghe nhiều ý kiến của các chuyên gia văn hoá và quy hoạch đô thị, tôi rất xúc động và trân trọng từ các chi tiết về tiểu văn hóa, những câu chuyện về Sài Gòn xưa cho đến định hướng tương lai của TP.HCM về một thành phố thông minh, hiện đại”, TS. Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng ban Đô Thị, đại diện HĐND TP.HCM chia sẻ.

Phát triển bền vững và sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới 3
TS. Nguyễn Minh Nhựt - Phó trưởng ban đô thị, đại diện HĐND TP.HCM chia sẻ tại tọa đàm.

Khán giả yêu đô thị đến với chương trình cũng có dịp thưởng thức nhiều kỷ vật xưa của Sài Gòn từ các loại đèn qua nhiều thời kỳ, các khuôn làm bánh dân gian mang dấu ấn thời khai khẩn… Chương trình còn tái hiện hình ảnh trên bến dưới thuyền của Sài Gòn, trưng bày các tư liệu quý về bản đồ xưa, cồng chiêng, gùi bắp ngô, rổ khoai lúa, dụng cụ làm nông của dân tộc Cơ-Ho….

Một số hình ảnh về chương trình:

Phát triển bền vững và sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới 4
Bản đồ trung tâm Sài Gòn xưa và một số vật dụng một thời vang bóng.


Phát triển bền vững và sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới 5
Trưng bày tiểu cảnh Sài Gòn trên bến dưới thuyền.


Phát triển bền vững và sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới 6
Tranh vẽ màu nước về những thắng cảnh đẹp của Sài Gòn.


Phát triển bền vững và sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới 7
Trưng bày văn hóa dân tộc Cơ-Ho và tư liệu về Đà Lạt xưa và nay.


Phát triển bền vững và sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới 8
Chương trình tôn vinh và tạo sự quan tâm chung của toàn xã hội đối với công tác quy hoạch và phát triển đô thị.