Phát triển Đặc khu kinh tế: 'Chúng ta đang đi quá chậm, lúc nào cũng đưa ra bàn'
Thu Phương (ghi)
Thứ tư, 20/09/2017 - 07:00
Về việc phát triển đặc khu kinh tế, theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế cho rằng, chúng ta phải quyết tâm làm, làm rồi sẽ rút kinh nghiệm, còn không làm thì không bao giờ đi đến đích được.
Chiều 19/9, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tổ chức buổi họp báo với chủ đề xoay quanh dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. TheLEADER xin ghi lại một số nội dung ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư trả lời trong buổi gặp gỡ báo chí.
Trước đây, Việt Nam đã xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai nhưng thực tế thất bại. Đặt trong bối cảnh cạnh tranh với các nước khác đã có kinh nghiệm nhiều năm phát triển đặc khu kinh tế, trong khi đó, tính vượt trội của đặc khu kinh tế Việt Nam còn hạn chế về vị trí, hạ tầng… vậy việc lựa chọn ba đặc khu Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong liệu đã hợp lý?
Ông Trần Duy Đông: Ba đặc khu kinh tế của Việt Nam đều nằm ở những vị trí chiến lược về thu hút đầu tư. Trong đó, mỗi đặc khu lại có một lợi thế riêng. Vân Phong có cảng nước sâu, kênh trung chuyển thuận lợi. Bên cạnh đó, toàn bộ Vân Phong còn hoang sơ, tạo điều kiện cho quy hoạch phát triển. Mặt khác, Phú Quốc lại có lợi thế phát triển du lịch, dịch vụ…
Hiện nay chúng ta đang đi quá chậm, lúc nào cũng đưa ra bàn. Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển đặc khu kinh tế đến version 4, Lào, Mianmar một năm thành lập đến 3 đặc khu kinh tế.
Do đó, vấn đề hiện tại là chúng ta phải mạnh dạn làm, quyết tâm làm, không cầu toàn. Làm rồi dần dần sẽ rút kinh nghiệm, còn không làm thì không bao giờ đi đến đích được.
Đặc khu kinh tế của các nước khác có lợi thế và ưu đãi hơn chúng ta rất nhiều, nếu chúng ta chỉ ưu đãi thủ tục hành chính, thuế hơn một chút thì liệu có thể cạnh tranh không, thưa ông?
Ông Trần Duy Đông: Bên cạnh các cơ chế chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài như ưu đãi thuế, cho thuê đất lên tới 99 năm, visa thông thoáng hơn, đặc khu kinh tế sẽ mở rộng các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, rút ngắn các thủ tục hành chính…
Dự thảo luật cũng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết tranh chấp như áp dụng pháp luật nước ngoài và cho phép giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế.
Về cơ chế chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể như bộ máy hành chính sẽ được tổ chức theo hình thức một cửa giúp rút ngắn thủ tục đầu tư kinh doanh.
Một bước đột phá nữa là đặc khu kinh tế không dựa vào trách nhiệm tập thể mà nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân. Theo đó, trưởng đặc khu sẽ có một số quyền hạn nhất định.
Dự thảo luật xây dựng cơ chế mở và sẵn sàng đàm phán với nhà đầu tư chiến lược. Tức là trong trường hợp nhà đầu tư chiến lược đặt ra yêu cầu thì có thể đàm phán các ưu đãi với Trưởng đặc khu kinh tế và tính tới việc sửa đổi luật.
Đồng thời, Trưởng đặc khu sẽ được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo thuận lợi trong thẩm định về thủ tục với các nhà đầu tư; thực hiện thủ tục hải quan ưu tiên đối với doanh nghiệp đầu tư tại đặc khu. Tòa án đặc khu tương đương cấp huyện nhưng thẩm quyền tương đương cấp tỉnh, giải quyết tại chỗ.
Cùng với dự thảo luật, hiện Bộ Nội vụ cũng đang xây dựng ba đề án riêng cho ba đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Trong đó sẽ cụ thể hóa chi tiết về quy hoạch, chuyển đổi dân cư, sắp xếp bộ máy hành chính, tổ chức cơ quan đơn vị… với từng địa phương cụ thể
Tuy nhiên, cơ chế mở cửa của đặc khu kinh tế cũng phải theo nguyên tắc, không thể nói mở là mở được.
Với quan điểm an ninh quốc phòng là gốc, vậy chúng ta giữ an ninh quốc phòng ở mức nào, có gây cản trở cho các nhà đầu tư và đảm bảo được quốc phòng?
Ông Trần Duy Đông: Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt chỉ quy định những điểm mới, ưu đãi, mở cửa riêng cho đặc khu kinh tế. Những quy định không được nêu trong dự thảo sẽ được thực hiện theo các luật liệt quan. Ví dụ như quy định về sở hữu nhà ở, một quốc tịch không được phép sở hữu quá 30% tổng số nhà ở.
Hiện Bộ Quốc phòng đang xây dựng một đề án riêng nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng.
Dự thảo luật đang trao quá nhiều quyền cho Trưởng đặc khu, cơ chế lựa chọn và giám sát như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Duy Đông: Trưởng đặc khu sẽ do Thủ tướng bổ nhiệm trên cơ sở Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất, Bộ Nội vụ thẩm định và trình Chính phủ.
Sẽ có hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh, hội đồng tư vấn giám sát gồm các chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược sẽ giám sát hoạt động của trưởng đặc khu nhằm tránh việc quản lý thiếu minh bạch.
Trưởng đặc khu sẽ có 77 thẩm quyền và sẽ phải chịu trách nhiệm về các thẩm quyền được phân cấp. Trong trường hợp Trưởng đặc khu không đáp ứng được yêu cầu sẽ đề xuất miễn nhiệm.
Việc trao quyền cho Trưởng đặc khu liệu có trái Hiến pháp?
Ông Trần Duy Đông: Về bộ máy nhà nước tại các đặc khu, dự thảo luật quy định không tổ chức HĐND và UBND mà đứng đầu là Trưởng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có chức năng quản lý nhà nước, quyết định, tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế xã hội trên địa bàn.
Đây là quy định đột phá nhất đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế cho đặc khu kinh tế nhưng cũng là quy định khó khăn nhất, gây nhiều tranh cãi nhất.
Có thể khẳng định quy định này không trái hiến pháp, nhưng quan trọng là tính hợp hiến đến đâu! Bởi pháp luật hiện hành quy định, tất cả các đơn vị hành chính, đơn vị hành chính đặc biệt phải tổ chức theo chính quyền địa phương, cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND. Tuy nhiên, không có quy định nào quy định tất cả các đơn vị hành chính phải tổ chức cấp HĐND và UBND.
Miễn tối đa 10 năm thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế 4 năm và giảm 50% 9 năm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với dự án đầu tư... đó là hàng loạt các ưu đãi về thuế được quy định tại Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Theo Ban soạn thảo luật, độ mở về cơ chế, chính sách kinh tế và hành chính của các đặc khu kinh tế đặc biệt tại Việt Nam "phải cạnh tranh được với các mô hình của các quốc gia trong khu vực và quốc tế".
Các đặc khu kinh tế sẽ được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt: Nhà đầu tư chỉ cần thực hiện một thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh, chính sách bầu trời mở, người nước ngoài được sở hữu nhà ở lên đến 99 năm...
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, việc xây dựng Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập, phát triển, quản lý và hoạt động của các đặc khu. Các chính sách "đặc biệt, mới” là gì?
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.