Phó thủ tướng chỉ đạo nóng về dự án nhiệt điện BOT Vân Phong 1

Nguyễn Cảnh Thứ hai, 15/11/2021 - 09:29

Cụm công trình giải tỏa công suất cho nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 phải hoàn thành trong tháng 12/2022. Nếu dự án chậm tiến độ, mỗi ngày phía Việt Nam phải bồi thường số tiền 1 triệu USD.

Chuẩn bị mặt bằng thi công đúc móng dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân (ảnh: evn.com.vn)

Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 do Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) làm chủ đầu tư với tổng vốn lên tới 2,58 tỷ USD. Theo kế hoạch, cả hai tổ máy với tổng công suất 1.320MW sẽ được hoàn tất xây dựng và đi vào vận hành thương mại trong năm 2023. 

Mỗi năm, nhà máy dự kiến cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh. Lượng điện này được truyền tải thông qua đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng cho khu vực miền Nam.

Dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) làm chủ đầu tư. Được quản lý điều hành bởi Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung, quy mô dự án gồm xây dựng mới đường dây 500kV hai mạch dài khoảng gần 157km từ nhiệt điện Vân Phong đến điểm D (G36A) – điểm đấu nối trạm 500kV Thuận Nam vào đường dây 500kV nhiệt điện Vân Phong – nhiệt điện Vĩnh Tân.

Dự án đi qua tỉnh Khánh Hòa (các huyện Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm và TP. Cam Ranh) và tỉnh Ninh Thuận (các huyện Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Nam) với nhiệm vụ giải phóng công suất của Trung tâm Điện lực Vân Phong (trong đó có nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1), nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái và các nguồn năng lượng tái tạo khu vực tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vào hệ thống điện quốc gia.

Cụm công trình giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 bao gồm dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân; dự án đường dây 500kV đấu nối trạm 500kV Thuận Nam vào đường dây 500kV nhiệt điện Vân Phong – nhiệt điện Vĩnh Tân; dự án trạm 500kV Vân Phong và đầu nối.

Đây là những công trình cấp bách, phải hoàn thành trong tháng 12/2022. Theo EVN thông tin, nếu dự án chậm tiến độ, mỗi ngày phía Việt Nam phải bồi thường số tiền 1 triệu USD (tương đương khoảng 23 tỷ đồng). Nếu quá 6 tháng, hợp đồng BOT nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 sẽ bị chấm dứt sớm và Chính phủ Việt Nam phải mua lại nhà máy.

Theo đại diện Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị được Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia giao quản lý điều hành dự án), vướng mắc lớn nhất nguy cơ ảnh hưởng tiến độ đối với cụm công trình trên chính là dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân.

Tính đến đầu tháng 11/2021, toàn tuyến còn chưa bàn giao mặt bằng móng đối với 133/304 vị trí (chiếm 43,8%), trong đó tỉnh Khánh Hòa chưa bàn giao 52/172 vị trí (chiếm 30,3%) và tỉnh Ninh Thuận còn chưa bàn giao tới 81/131 vị trí (chiếm 61,4%). Đồng thời, toàn tuyến vẫn chưa bàn giao được vị trí hành lang tuyến nào.

Trước thực trạng trên, Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa có chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo tiến độ các dự án giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1. 

Trong đó, yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận phải bàn giao xong mặt bằng hành lang tuyến trong tháng 12/2021.

Để đạt được mốc tiến độ này, phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong tháng 11 để đảm bảo tiến độ các dự án truyền tải điện, đồng thời phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức tốt công tác bồi thường, nhanh chóng thực hiện di dời, tái định cư các hộ dân nằm trong vùng dự án, sớm hoàn thành và bàn giao mặt bằng móng trước ngày 30/11/2021.

Chủ tịch UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc bàn giao mặt bằng theo thời hạn nêu trên; chủ động họp giao ban định kỳ với các sở, ngành và các cấp chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện; có biện pháp xử lý cương quyết đối với những trường hợp cố tình cản trở và tạo điều kiện tối đa để EVN thi công hoàn thành công trình theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện báo cáo thẩm định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc thẩm quyền xem xét của Thủ tướng liên quan đến các dự án giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trước ngày 15/11/2021.

Ngoài ra, văn bản cũng yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo EVN chủ động bám sát, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ chức triển khai thi công ngay đối với những vị trí, khu vực đã được bàn giao mặt bằng, nhằm bảo đảm tiến độ các dự án đã cam kết.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  3 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  3 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  3 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  4 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  6 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.