Diễn đàn quản trị
Phòng bệnh hơn chữa bệnh trong an toàn bảo mật thông tin
“Không có hệ thống an toàn bảo mật thông tin nào là mãi mãi”, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần xây dựng một nền tảng công nghệ vững chắc và phải liên tục cập nhật, nâng cấp để tránh được những rủi ro tấn công mạng trong tương lai.
Những năm gần đây, nguy cơ tấn công mạng có xu hướng gia tăng, chủ yếu là hình thức chiếm quyền kiểm soát, mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc. Theo Veritas, cứ 11 giây trôi qua, thế giới lại ghi nhận một vụ tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp lớn.
Trong đó, các công ty tài chính, chứng khoán và ngành ngân hàng đang trở thành những đối tượng đặc biệt, dễ bị các nhóm tội phạm mạng nhắm tới.
Tại Việt Nam, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đánh giá, các cuộc tấn công mạng có quy mô và tính chất ngày càng phức tạp.
Theo báo cáo của Công ty công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS), trong năm 2023 đã có 13.900 vụ tấn công an ninh mạng nhắm vào các hệ thống tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022.
Cụ thể, trong tháng 11/2023, một đơn vị trong lĩnh vực năng lượng đã bị tấn công và mã hóa toàn bộ khoảng 1.000 máy chủ. Tiếp sau đó, một ngân hàng lớn tại Việt Nam đã bị tấn công gây thiệt hại gần 200 tỷ đồng.
Tới đầu năm nay, Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt các tổ chức lớn bị tấn công, bao gồm một công ty chứng khoán hàng đầu và tổng công ty xăng dầu.
Đứng trước thực trạng này, đại diện cơ quan chức năng phát đi cảnh báo, các doanh nghiệp cần kiểm tra lại quy trình kiểm soát rủi ro, kiểm soát truy nhập, lưu trữ dự phòng dữ liệu, hệ thống, cũng như xây dựng các biện pháp vận hành, ứng phó về an toàn bảo mật thông tin.
Theo giới chuyên gia, trong lĩnh vực an ninh mạng, khó có khái niệm "an toàn" vĩnh viễn. Từ các vụ việc bị tấn công mạng gần đây tại Việt Nam, đã đến lúc các tổ chức, doanh nghiệp chuyển từ tư duy "chữa bệnh" sang "phòng bệnh".

Ông Phạm Thế Minh - Giám đốc chất lượng FPT Smart Cloud cho rằng, trong cuộc cách mạng công nghệ hiện nay, cụ thể là với hoạt động an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin, thì các tổ chức, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ mới và sớm cũng sẽ có nhiều ưu thế.
Đơn cử, doanh nghiệp có thể ứng dụng các giải pháp bảo mật trên nền tảng điện toán đám mây (cloud), trí tuệ nhân tạo, máy học để tận dụng các công nghệ mới nhất và năng lực đội ngũ chuyên gia cùng xử lý sự cố, thay vì những giải pháp truyền thống đã lỗi thời.
Theo ông Minh, bên cạnh yếu tố công nghệ, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của bảo mật thông tin, bao gồm cả rủi ro và hậu quả của các cuộc tấn công.
Ngoài ra, cần xây dựng quy trình ứng cứu sự cố khi bị tấn công. Song song với đó, doanh nghiệp phải định kỳ đánh giá công tác bảo mật, an toàn thông tin và diễn tập các tình huống xử lý sự cố, tránh rơi vào trạng thái bị động.
Dẫn chứng các số liệu thực tế, chuyên gia FPT Smart Cloud cho biết, 93% cuộc tấn công mã hóa hiện nay hướng đến nơi lưu trữ dữ liệu sao lưu, 45% dữ liệu vận hành quan trọng bị ảnh hưởng bởi tấn công mạng, và thường các doanh nghiệp sẽ phải mất tới 3 tuần để khôi phục hệ thống như ban đầu.
Cùng quan điểm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", đại diện VNCS cho rằng an ninh mạng là một cuộc đua không ngừng nghỉ giữa các chuyên gia bảo mật và tội phạm mạng.
Ngay cả những "ông lớn" công nghệ như Google, Meta hay Microsoft cũng phải liên tục cập nhật, nâng cấp hệ thống phòng thủ của mình.
Chuyên gia VNCS cho hay, xây dựng một nền tảng công nghệ vững chắc, có sức đề kháng cao sẽ giúp các doanh nghiệp phản ứng trước những rủi ro phức tạp trong môi trường số.

Thực tế, việc xây dựng được một nền tảng công nghệ vững chắc vẫn luôn là bài toán khó với nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
"Bởi ngoài câu chuyện công nghệ, thì tính cập nhật và nâng cấp với một hệ thống công nghệ là rất quan trọng. Phần cứng mới mua về sau 1 năm đã có thể lỗi thời, còn với phần mềm thì chỉ trong 3 tháng", ông Phạm Thế Minh nói.
Trong xu hướng hiện nay, ông Minh cho rằng doanh nghiệp nên kết hợp hài hòa giữa các hệ thống dữ liệu truyền thống và ứng dụng nền tảng điện toán đám mây nhằm đảm bảo vận hành ổn định, cũng như nâng cao tính bảo mật, an toàn thông tin.
Theo vị chuyên gia, đặc tính của nền tảng đám mây là có tính linh hoạt, sẵn sàng cao, đảm bảo tin cậy và tối ưu thông minh.
"Nền tảng đám mây của FPT Smart Cloud có thể phục vụ doanh nghiệp đa dạng quy mô, từ vài chục, vài trăm đến vài ngàn con người. Sau khi đưa dữ liệu lên đám mây, nhiều doanh nghiệp trở nên tinh gọn, chỉ còn lại con người và thiết bị máy tính", ông Minh chia sẻ.
Thậm chí, các hệ thống bảo mật trong doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nền tảng đám mây vì tính cơ động cao, như các hệ thống tường lửa, hệ thống quản lý và phân quyền truy nhập, dịch vụ bảo vệ website…
Thời gian gần đây, FPT Smart Cloud đã cung cấp tới các doanh nghiệp nhiều nhóm giải pháp bảo mật nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn thông tin hiện nay. Nổi bật là giải pháp FPT Cloud Guard giúp đánh giá, theo dõi hệ thống an toàn, bảo mật toàn diện trên nền tảng đám mây.
Theo ông Minh, thông thường những vụ tấn công mạng xuất phát từ việc doanh nghiệp đã bị kẻ xấu theo dõi, nằm vùng trong thời gian dài. Do đó, hệ thống FPT Cloud Guard sẽ giúp phát hiện những truy cập bất thường và đưa ra những cảnh báo, ngăn chặn kịp thời.
"Đội ngũ công nghệ thường sẽ chỉ theo dõi được trong giờ làm việc, còn trong lúc họ ngủ thì FPT Cloud Guard sẽ thay con người làm việc đó", lãnh đạo FPT Smart Cloud nhấn mạnh.
Một lợi thế khác của FPT Smart Cloud chính là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin trong nước nên đơn vị rất am hiểu thị trường, hệ thống văn bản, pháp lý tại Việt Nam. Nền tảng dịch vụ FPT Cloud của FPT Smart Cloud vừa có thể đảm bảo chất lượng quốc tế cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tính bản địa của dịch vụ.
Hiện nay, các giải pháp trong hệ sinh thái FPT Cloud đang được các doanh nghiệp tin dùng nhằm tạo ra bước đột phá trong hành trình chuyển đổi số và gia tăng tính an toàn bảo mật an toàn cho doanh nghiệp.
Dữ liệu và công nghệ sẽ tạo ra thế hệ lãnh đạo tương lai
OCB được VIS Rating đánh giá xếp hạng ở mức A+ về độ tín nhiệm
Ngân hàng Phương Đông (HoSE: OCB) vừa được Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) công bố đánh giá triển vọng đối với xếp hạng tổ chức phát hành ở mức A+ của OCB là ổn định.
Pandora rót 150 triệu USD xây ‘cứ điểm’ ở Bình Dương
Nhà máy tại Bình Dương sẽ là cơ sở sản xuất đầu tiên của Pandora ngoài Thái Lan với công suất dự kiến bằng một nửa các nhà máy hiện có.
LPBank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 33.500 tỷ đồng
Là một trong số các tổ chức tín dụng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn năm 2024, LPBank sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 33.576 tỷ đồng, nằm trong nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Kiến nghị bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu
Nhiều ý kiến đề xuất cần xóa bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu để thị trường trong nước vận hành theo cơ chế thị trường và tiệm cận dần với giá xăng dầu thế giới.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.