Diễn đàn quản trị
Dữ liệu và công nghệ sẽ tạo ra thế hệ lãnh đạo tương lai
Trong thời đại ngày nay, lãnh đạo xuất sắc không chỉ có kinh nghiệm, trực giác tốt mà cần phải biết công nghệ, dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
Tiêu chí của lãnh đạo tương lai
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch hội đồng Trường Đại học FPT cho biết, trong thế giới thay đổi hôm nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), trách nhiệm của người lãnh đạo là cao nhất.
Theo ông Tiến, AI sẽ là tương lai của thế giới trong 10 năm tới. Trước đây, các hệ thống AI sử dụng toàn bộ dữ liệu do con người làm ra nhưng gần đây, AI đã có khả năng tự sinh ra dữ liệu, thuật toán và sẽ quyết định nó sẽ làm gì. Nhiều khi kết quả của ChatGPT vô cùng bất ngờ với người lập trình ra nó.

Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tháng 1/2024, gần 40% việc làm trên toàn thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của AI, con số này có thể nhìn thấy vào năm 2030.
"Đứng trước tình thế đó, chúng ta sẽ làm gì? Tôi cho rằng không nên dùng cách bế quan tỏa cảng, không vì e ngại mất nhân văn, cướp việc của người lao động mà bỏ qua AI", ông Tiến nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo ngày nay cần phải dám thay đổi, bởi quản trị được sự thay đổi là điều vô cùng quan trọng.
Ông Tiến đã đưa ra 5 tiêu chí của nhà lãnh đạo tương lai gồm: tư duy hợp nhất giữa AI với con người, tư duy dự báo, tư duy dẫn dắt, tư duy thích ứng linh hoạt và trí tuệ xúc cảm.
"Lãnh đạo hôm nay và trong tương lai khác với ngày xưa. Lãnh đạo xưa thường có quyết định đúng nhờ kinh nghiệm qua trường lớp, trải nghiệm thất bại và thành công. Ngày nay, lãnh đạo xuất sắc không chỉ có kinh nghiệm và trực giác tốt, mà cần phải biết dữ liệu", ông Tiến khẳng định.
AI gỡ "nút thắt" của doanh nghiệp
Ông Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud cho biết, AI có thể đem lại hiệu quả lớn về tăng trưởng doanh thu cũng như giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Khảo sát của McKinsey cho hay, hơn 10% doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng doanh số 6 - 10% và trên 10%. Theo ông Việt, AI sẽ thay thế con người trong một số tác vụ, tuy nhiên, AI cũng tạo ra rất nhiều công việc khác.
"Nếu hình dung AI là cỗ máy thì con người sẽ là người lái cỗ máy đó. Nếu chúng ta tự tư duy mình là cỗ máy thì sẽ bị AI thay thế, còn nếu tư duy mình là người điều khiển máy thì sẽ tạo năng suất cao hơn", ông Việt chia sẻ.

Một trong những ứng dụng AI phổ biến nhất trong doanh nghiệp hiện nay là sử dụng AI để hỗ trợ trên kênh chat. AI tạo sinh của FPT sẽ giúp doanh nghiệp hỗ trợ người dùng có thể hỏi đáp về các dịch vụ, điều kiện sử dụng sản phẩm…
Hiện tại, FPT AI đã làm với nhiều khách hàng Việt Nam, đang thực hiện khoảng 20 triệu cuộc gọi như vậy mỗi tháng. Home Credit hiện là khách hàng thành công nhất của FPT AI cho nghiệp vụ tổng đài.
Trước đây, Home Credit có khoảng 1.000 người trực tổng đài, thì giờ chỉ còn khoảng 300 người. Hơn 50% số lượng công việc cần thực hiện của họ được thực hiện bởi AI, với tỷ lệ hỗ trợ thành công là 98% cuộc gọi, chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều.
Một ví dụ khác của FPT AI là Long Châu, có hơn 10.000 dược sĩ, phải tư vấn cho khách hàng và nắm bắt các loại dược phẩm trong cửa hàng thuốc, hướng dẫn, cũng như hỗ trợ khách hàng. FPT AI đã phát triển trợ lý ảo AI Mentor, hỗ trợ cho dược sĩ để giúp tăng trình độ, kiến thức cho dược sĩ nhanh nhất có thể.
Mô hình này sau đó đã được FPT AI triển khai sang một số khách hàng khác, đặc biệt liên quan tới các lĩnh vực bán lẻ, thời trang, dịch vụ tài chính...
Theo ông Lê Hồng Việt, để có thể bắt đầu với AI, lãnh đạo phải xác định cơ hội là gì, làm được việc nhanh hơn, tiết kiệm chi phí, hay tạo ra mô hình kinh doanh mới?
Đồng thời phải đánh giá được tính khả thi và tính rủi ro. Khi ứng dụng AI cũng cần thiết kế để AI và con người cùng làm việc với nhau, trong đó, con người kiểm soát AI làm đúng, hay làm sai ở đâu.
"Để thành công được, cam kết của người đứng đầu là tối quan trọng bởi AI sẽ thay đổi cách chúng ta đang làm. CEO của các công ty nên là người quyết định triển khai các dự án AI", ông Việt nhấn mạnh.
Tương lai của báo chí và trí tuệ nhân tạo
Truyền thông ‘0 đồng’ nhờ sức mạnh cộng đồng
Lan tỏa những giá trị tích cực, khơi dậy tính nhân văn, lòng yêu thương và niềm hy vọng trong xã hội là cách DRD Việt Nam triển khai các dự án truyền thông hiệu quả với chi phí thấp.
'Đóng gói' nhân vật để cấp quyền khai thác thương mại thứ cấp
Để thương mại hóa nhân vật từ các tác phẩm văn học, nghệ thuật hiệu quả, chủ sở hữu cần chú ý đến việc đóng gói nhân vật, từ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, tạo nhận diện cho đến quản trị nhân vật.
Xung đột bào mòn khả năng phát triển của doanh nghiệp
Khủng hoảng niềm tin, căng thẳng trường kỳ giữa các thế hệ, giữa người đi làm và doanh nghiệp cũng như tình trạng nghỉ việc thầm lặng và "zombie công sở" đang là thách thức lớn của nhiều tổ chức.
Những 'ngọn núi' doanh nghiệp phải leo trong thực hành ESG
Nhận thức được tầm quan trọng của ESG nhưng số lượng doanh nghiệp đã tiếp nhận và thực hành ESG vẫn thấp.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Giải mã mô hình 'ba tuyến' trong quản trị rủi ro ở Nam Long
Khám phá cách Nam Long triển khai mô hình ba tuyến để quản trị rủi ro toàn diện, tăng cường vai trò giám sát chiến lược của HĐQT.
Quản trị rủi ro nửa vời: Mầm họa trong lòng doanh nghiệp
Quản trị rủi ro ở nhiều doanh nghiệp còn mang tính sự vụ, thiếu hệ thống và chưa được xem là yếu tố quan trọng trong chiến lược dài hạn.
Bán hàng online xuyên biên giới: Làm gì để khai thác 'mỏ vàng'?
Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được coi là một mỏ vàng cho những doanh nghiệp xuất khẩu, những nó sẽ mãi là vàng trong mỏ nếu doanh nghiệp không biết số hóa mình.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Vingroup khởi công siêu đô thị du lịch trên biển Cần Giờ
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.
Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày khai trương: Có gì đặc biệt trong siêu dự án 11.000 tỷ?
Sau hơn 20 tháng thi công, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
'Đông nhưng không mạnh', ABBank quyết liệt tái cấu trúc sau năm kinh doanh ảm đạm nhất
Một trong những trụ cột để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn gấp đôi trong năm 2025 của ABBank là chiến lược cải tổ toàn diện bộ máy tổ chức, hướng đến tinh gọn, hiệu quả và số hóa.