Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Từ một điểm đến mờ nhạt ngay trên chính “sân nhà”, giờ Phú Quốc đã nổi danh thế giới. Điều gì đã làm nên “cuộc đổi ngôi” đầy ấn tượng của hòn đảo xinh đẹp này?
Du lịch tăng trưởng thần tốc
5-7 năm về trước thôi, dù sở hữu những bãi biển hoang sơ đẹp hút hồn như Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Thơm… nhưng lằn sâu trong ký ức du khách, Phú Quốc vẫn chỉ là điểm đến để ngắm cảnh, tắm biển, ăn hải sản 1-2 ngày rồi về. Thậm chí, nhiều cung đường ở thị trấn Dương Đông thời bấy giờ vẫn quạch màu bùn đỏ - thứ đất đặc trưng của Phú Quốc.
Cuộc sống người dân huyện đảo còn lam lũ, bởi họ chỉ đơn giản bám biển kiếm sống, nay nằm bãi Nam, mai qua bãi Chướng, trong những ngôi nhà lúp xúp tạm bợ bên biển. Sống trên một vùng đất đầy tiềm năng du lịch, nhưng người dân lại không giàu lên vì du lịch, với Phú Quốc, nghịch lý ấy tồn tại bao năm qua, như một hiển nhiên.
Sở hữu tiềm năng lớn, nhưng Phú Quốc khó chinh phục khách trong và ngoài nước với cách làm du lịch thô sơ, nhỏ lẻ, vắng bóng khách sạn, resort 5 sao, khu vui chơi giải trí… cơ sở hạ tầng, giao thông nghèo nàn, yếu kém. Bởi vậy mà năm 2010, chỉ có 239.000 lượt khách đến Phú Quốc. Đến năm 2015, huyện đảo cũng chỉ đón vỏn vẹn khoảng 850.000 lượt khách.
Ba năm trở lại đây, mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Con số 239.000 lượt khách của cả năm 2010 chỉ bằng lượng khách đến Phú Quốc của một tháng. Điển hình như tháng 6/2018, gần 340.000 khách đến Phú Quốc, sang tháng 7 là hơn 407.000 lượt.
Theo Quyết định do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/5/2010 về Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, thì dự báo đến 2020, Phú Quốc đón khoảng 2- 3 triệu lượt khách/năm. Nhưng thực tế, con số gần 3 triệu lượt khách này Phú Quốc đã cán mốc từ cuối năm 2017.
Cuộc đổi ngôi thần kỳ
Sẽ không có gì đáng kể nếu Phú Quốc chỉ tăng trưởng về lượng khách. Nhưng với sự vào cuộc đầu tư của các Tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup…, đảo Ngọc giờ đây đã lột xác, xóa bỏ hình ảnh một “làng chài” xơ xác, để chạm tay vào ngôi vị mới: thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng hạng sang của châu Á.
Từ chỗ “trắng” khách sạn, resort 5 sao, đến đầu 2017, Phú Quốc đã có hẳn “Khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế giới” JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay do “ông hoàng resort” Bill Bensley thiết kế ở Nam đảo. Giờ đây, Phú Quốc đường hoàng có trong danh sách những điểm đến của các tỷ phú hay các ngôi sao nổi tiếng thế giới.
Chưa hết, khu vực Nam đảo từ chỗ nhạt nhòa trên bản đồ du lịch Việt, nay đã đường hoàng định vị trên bản đồ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp thế giới với hàng loạt công trình, sản phẩm đẳng cấp như khu resort siêu sang hai mặt biển Premier Village Phu Quoc Resort ở Mũi Ông Đội khai trương tháng 4/2018, tổ hợp du lịch đẳng cấp Sun World Hon Thom Nature Park với tuyến cáp treo dài nhất thế giới vận hành từ tháng 2/2018.
Tương lai, nhiều dự án tầm cỡ như “làng biển” Sun Premier Village Kem Beach Resort, “vườn địa đàng” Sun Premier Village The Eden Bay, “bến cảng phồn hoa” Sun Premier Village Primavera chẳng mấy chốc cũng sẽ đi vào hoạt động, đưa Nam đảo thực sự trở thành điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng yêu thích của dòng khách sang trọng trong nước và thế giới. Trước tương lai xán lạn ấy, nhiều người ví von, Phú Quốc sẽ chẳng mấy chốc mà trở thành một Maldives, thậm chí là một công quốc Monaco giàu có, sang chảnh của Việt Nam.
Không thể phủ nhận các khu du lịch, nghỉ dưỡng hạng sang ở Nam đảo đang là “thỏi nam châm” hút khách đến Phú Quốc. Theo Sở Du lịch Kiên Giang, tính lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, Phú Quốc đón trên 2 triệu lượt khách, tăng hơn 121% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế tăng gần 180%.
Khi quần thể du lịch, nghỉ dưỡng hàng tỷ đô ở Nam đảo hoàn thành, chắc chắn con số tăng trưởng lượng khách cũng như doanh thu từ du lịch của Phú Quốc sẽ cán mốc mới.
Công thức nào cho du lịch “thăng hạng”?
Du lịch Phú Quốc đã thăng hạng nhanh chóng đúng như dự đoán. Bởi lẽ, ngay khi đảo Ngọc “mở cửa” đón các tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup, thì nhiều người đã tin vào tương lai xán lạn của hòn đảo thiên đường.
Với chủ trương thu hút đầu tư phát triển du lịch một cách bài bản, đến nay đã có 247 dự án đầu tư du lịch vào Phú Quốc, chiếm 84% dự án đầu tư toàn tỉnh Kiên Giang, tổng vốn đầu tư là 334.613 tỷ đồng. “Các dự án nghỉ dưỡng cao cấp đã góp phần đưa Phú Quốc trở thành tiêu điểm phát triển du lịch, nâng mức tăng trưởng du lịch của hòn đảo này lên 35%.
Đặc biệt, sự góp mặt của JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay đã đưa Phú Quốc lên bản đồ nghỉ dưỡng cao cấp khu vực. Dự kiến khi hàng loạt dự án tỷ đô hoàn thiện sẽ góp phần đưa Phú Quốc chạm mục tiêu đón 5 triệu lượt khách/ năm trong thời gian tới”- ông Lê Công Năng – Trưởng phòng Tiếp thị và Truyền thông Công ty Du lịch Vietrantour chia sẻ.
Câu chuyện “lột xác” của Phú Quốc là minh chứng tiêu biểu cho bài học thu hút các nhà đầu tư chiến lược để “đánh thức” các vùng đất du lịch chưa được khai thác đúng tầm, tạo đà cho ngành du lịch phát triển đột phá…
Như Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đánh giá: “Chúng ta có thể thấy một điểm rất nổi bật, đó là các dự án, sản phẩm du lịch có quy mô lớn, chất lượng cao và có sức hấp dẫn đã thu hút các nhà đầu tư chiến lược và các doanh nghiệp du lịch hàng đầu đầu tư như Sun Group, Vingroup… Những dự án này góp phần tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở lưu trú của du lịch Việt Nam, tạo ra những sản phẩm du lịch mới có đẳng cấp và từng bước định hình thương hiệu và sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam nói chung.”
Với cách làm làm đó, Phú Quốc đã đẩy lùi câu chuyện du lịch buồn tẻ của chục năm trước vào trong ký ức… Còn đảo Ngọc ngày nay đã mở toang cánh cửa, sẵn sàng đón vận hội mới –định vị thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng hạng sang của châu Á./.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.